Sunday, May 31, 2020

Mayhem in Minneapolis

Nước Mỹ rúng động vì vụ George Floyd ( công dân Mỹ da đen) bị cảnh sát viên Derek Chauvin ( cảnh sát viên người Mỹ da trắng) bắt.  Derek đè đầu gối lên họng của George khiến anh này ngạt thở, và chết khi đưa vào bệnh viện. Cái chết của George khiến nhiều vụ bạo động xảy ra ở nhiều nơi trên đất Mỹ.  Mời quý bạn xem Mayhem in Minneapolis bẳng cách nhấn vào đường dẫn dưới đây.

Theo một bản tin trên Yahoo News thì năm trước khi xảy ra vụ chết người này, George Floyd (46t.) và Derek Chauvin (44t.)  đã cùng làm ở hộp đêm Minneapolis Latin nightclub, cả hai đều trong nhóm nhân viên có trách nhiệm giữ cho ổn định những khách 'quậy' ở hộp đêm. 

Mayhem in Minneapolis
Đường dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=-Wz69m4hKsw

Có hay không thời mạt pháp?


Có hay không thời mạt pháp?
Bởi Admin27/05/2020

Tương Lai

Theo Văn Việt

Tử tù Hồ Duy Hải
Tình cờ qua dịch vụ Zalo biết được sinh nhật của ông bạn luật sư nên có mấy lời mừng: “Chúc anh luôn khoẻ, mọi sự an lành, tiếp tục góp phần giúp dân, giúp nước, trước mắt là góp tiếng nói của luật sư cứu mạng Hồ Duy Hải đang là nạn nhân của một thể chế độc tài vô pháp vô luân”. Ông bạn luật sư lại trang trọng hồi âm: “Cám ơn gs viện trưởng “sống… có một tấm lòng để gió cuốn đi. Thời Mạt pháp”.

Thế là ông luật sư làm khó cho tôi rồi đây. Mấy từ “thời mạt pháp” động đến dự ngôn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà về lĩnh vực này thì tôi dốt đặc. Ông bạn tôi lại gắn cái khái niệm đáng sợ này vào với những suy niệm riêng tư chỉ “để gió cuốn đi” những “mênh mông thế sự” nhặt nhạnh được rồi ngẫu nhiên đậu lại đâu đó, bất định, đến và đi, ai vui thì đến, hững hờ thì đi, chẳng làm vướng bận bất cứ ai. Vậy thì làm sao hiểu được câu chuyện đượm màu huyền sử cách nay 2500 năm được ghi chép trong “Phật thuyết pháp diệt tẫn kinh”? Đó là những lời tiên tri mà người đời sau nhớ và ghi chép lại nên thật khó để cam đoan là hoàn toàn chuẩn xác. Ấy vậy mà vẫn không thể không suy ngẫm về những dự ngôn của Đức Phật: Rằng sau khi Ngài ly thế, cũng chính là thời kỳ Mạt pháp thì Phật Pháp mà Ngài truyền sẽ bị phá huỷ, diệt vong.

Lúc ấy, có bao nhiêu điều đã xảy ra? Có bao nhiêu điều đang xảy ra? Còn bao nhiêu điều sắp xảy ra? Theo sách ấy, trong thời Mạt pháp, sẽ nảy nòi ra rất nhiều tăng nhân giả làm thiện, đưa chúng sinh lầm đường lạc lối. Thời Mạt pháp cũng sẽ xuất hiện rất nhiều dị thường và cũng chính là lúc con người không còn tâm Pháp để câu thúc đạo đức… “Thuỷ hạn bất điều, ngũ cốc bất thục, dịch khí lưu hành tử vong giả chúng” tạm hiểu là khí hậu dị thường, thiên tai nhân hoạ xảy ra thường xuyên, hạn hán, ngũ cốc không chín, dịch bệnh chết người… Và rồi, “Ác nhân chuyển đa như hải trung sa, thiện giả thậm thiểu nhược nhất nhược nhị” ý nói đạo đức xã hội trượt dốc, người ác nhiều như cát trong biển, người lương thiện lại càng hiếm hoi!

Hay là ông bạn luật sư của tôi mượn chuyện nhà Phật để nói lên nỗi đau đời theo cách tác giả của bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” mượn chuyện Phật để biểu đạt chuyện đời:

“…ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe dông bão nổ trăm miền…
Như từ vực thẳm đời nhân loại.
Bóng tối đùn ra trận gió đen…
Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”.

Hai câu chuyện Phật cách nhau hơn hai thiên niên kỷ, thế nhưng “sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo tưởng dai dẳng đến ngoan cố” mà Einstein đã từng nhắc nhở. Câu hỏi lớn “như từ vực thẳm đời nhân loại, bóng tối đùn ra trận gió đen” ấy vẫn liền mạch với hôm nay và vẫn đang chờ câu trả lời.

Đang chờ. Bởi vì, chẳng phải những dự ngôn của Đức Phật dường như đang hiển hiện ngay trước mắt chúng ta đó sao! Môi trường sống biến đổi dữ dội, quả đất nóng dần lên, băng tan, nước biển dâng, hạn hán bão lũ dồn dập, và rồi đại dịch xuất phát từ Vũ Hán ở Trung Quốc đang gây nên một tai hoạ khủng khiếp cho con người trên toàn cầu, làm đảo điên nhiều quốc gia. Đó là “một thông điệp không lời về tính vô thường của vạn sự” mà chúng tôi đã nói đến trong “Mênh mông thế sự” số 91. Nhưng rồi tôi nghĩ, ông bạn của tôi khi nhắc đến “thời mạt pháp” chắc là muốn nói nhiều hơn đến thực trạng “vô pháp, vô luân”, những thuật ngữ tôi viết trong tin nhắn mừng sinh nhật ông luật sư, một người am hiểu về đạo lý và luật pháp – lĩnh vực chuyên môn của ông – nơi đang có cả rừng luật nhưng người ta lại quen dùng “luật rừng”, trái với luân thường đạo lý!

Thì đó, mấy ngày vừa rồi dư luận đang nóng lên xoay quanh phiên toà Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao do chính ông Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao (trước đây là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) ngồi ghế Chánh án với 17 vị thẩm phán “chăm phần chăm” (100%) rất chi là tuyệt đối nhất trí để Hội đồng Thẩm phán kết luận: “Quá trình điều tra, xét xử có thiếu sót nhưng việc này không làm thay đổi bản chất vụ án. Do vậy không cần thiết phải hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại theo kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao”.

Ngay lập tức, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí khẳng định các nội dung kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là đúng thẩm quyền và không sai luật. Ông nói trong quá trình xem xét vụ việc thì có nhiều chứng cứ chưa rõ, cần phải làm rõ. Căn cứ vào Bộ luật tố tụng hình sự, khi có dấu hiệu thế thì phải kháng nghị xem xét lại… vụ án còn mâu thuẫn cần phải kháng nghị điều tra lại, đảm bảo khách quan, bảo vệ tính mạng của người dân khi không có chứng cứ trực tiếp. Ông Lê Minh Trí khẳng định “Chắc chắn viện trưởng kháng nghị không sai luật và đúng thẩm quyền. Viện trưởng cũng có báo cáo với các cấp có thẩm quyền để xem xét và đúng pháp luật” (Tuổi Trẻ. 18.5.2020). Xin lưu ý đã có báo cáo với các cấp có thẩm quyền rồi đấy nha! Mà “cấp có thẩm quyền” này chắc chắn phải ở cao chót vót khiến vị Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao phải dè dặt.

Vậy mà ngày 20.5.2020 báo Công Lý choang ngay một bài: Vụ án Hồ Duy Hải: “Cái nhìn khách quan từ chứng cứ, tài liệu tố tụng” trong đó ghi rõ: “Kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi, kết quả nhận dạng có đủ cơ sở xác định con dao, cái thớt là những vật có thật ở hiện trường vụ án, là hung khí mà Hồ Duy Hải dùng để giết các nạn nhân”.

Chỉ có điều “Công Lý” quên mất một chi tiết: “con dao và cái thớt đó đã biến mất tăm”!?. Nhà báo Lưu Trọng Văn đã tường trình rõ chi tiết bị “Công Lý” bỏ quên đó: “Theo lời khai của bốn người dọn dẹp hiện trường vụ án (Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng và Nguyễn Tuấn Ngọc) thì trong ngày 14 tháng 1 năm 2008, lúc họ dọn dẹp hiện trường đã phát hiện một con dao mới và sạch nhét sau tấm bảng treo trên tường gần chỗ nằm của hai nạn nhân Hồng và Vân. Họ đã báo cho công an xã và huyện nhưng được lệnh đốt bỏ. Họ đã dùng con dao này để cạo vết máu trên nền gạch rồi đốt bỏ nó”. Ơ hay, tang chứng vật chứng quyết định cho kết quả điều tra vụ án giết người sao lại có cái lệnh tai quái này? Mà sao “Công Lý” lại quên không nói nhỉ, hay sợ nói ra thì công lý bị vấy bẩn mà vì vậy mà đã có lệnh phải “đốt bỏ”?

Đừng quên rằng cũng báo Công Lý ngày 12.5.2020 đã có bài của một vị đại tá Công an cao giọng cảnh cáo: “Thực tế, vụ án Hồ Duy Hải và một số vụ án khác đã bị các thế lực cơ hội chính trị lợi dụng và chúng tôi cũng biết rất rõ ai đứng đằng sau những “thông tin bẩn” để lôi kéo người ít hiểu biết về pháp luật và những vấn đề chuyên sâu của vụ án, nhằm tạo “sức ép” lên cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng, thậm chí với cả lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trước đây những thành phần này tập trung vào vụ Đồng Tâm, nhưng sau đó, do dịch bệnh COVID-19 nên tạm thời lắng xuống, và giờ chúng lại bám vào vụ án Hồ Duy Hải, coi như một miếng mồi mới, để tiếp tục trào lưu kích động dư luận, xuyên tạc bịa đặt, chống phá Nhà nước... tình trạng “trong nghiêm ngoài phá” như hiện nay chắc chắn đang có sự lợi dụng của các thế lực thù địch bên ngoài... Thậm chí, có những ĐBQH không phải chuyên ngành luật, không nắm rõ về hồ sơ vụ án mà vẫn lên tiếng đánh giá, chưa kể những nhận định đưa ra sai hoàn toàn so với thực tế, điều này rất nguy hiểm. Để ngăn chặn tình trạng “nhiễu thông tin’ và “truyền thông bẩn” như hiện nay, các cơ quan tố tụng Trung ương cần báo cáo sự việc với cấp trên mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị về vụ án và cả vấn đề truyền thông hiện nay”.

Thật tội nghiệp cho ngài “Tổng Chủ” long thể chưa được an khang, lại bị lôi vào một vụ án không lấy gì làm lớn tại Bưu cục Cầu Voi ở một nơi hẻo lánh của tỉnh Long An kéo dài hơn cả thập kỷ, đang biến thành một vụ án tầm quốc gia cuốn theo cả “hệ thống chính trị” được khoác cho tấm áo Nhà nước Pháp quyền XHCN của dân, do dân vì dân luôn “thượng tôn pháp luật”!

Nhưng rồi thượng tôn kiểu gì để rồi chưa bao giờ pháp luật lại bị phê phán một cách quyết liệt như hiện nay, không chỉ là do các thế lực thù địch, mà còn là “các thế lực cơ hội chính trị… bám vào vụ án Hồ Duy Hải, coi như một miếng mồi mới, để tiếp tục trào lưu kích động dư luận, xuyên tạc bịa đặt, chống phá Nhà nước”, trong đó có cả “những ĐBQH không phải chuyên ngành luật, không nắm rõ về hồ sơ vụ án mà vẫn lên tiếng đánh giá, chưa kể những nhận định đưa ra sai hoàn toàn so với thực tế rất nguy hiểm” như ông đại tá nọ viết trên tờ Công Lý.

Đấy là ngài đại tá tránh chưa nói đến chính những quan chức, những chuyên gia cao cấp trong ngành luật pháp đang thẳng thừng bác bỏ những phán quyết của Hội đồng Thẩm phán của phiên toà Giám đốc thẩm! Họ điểm mặt chính Chánh án ngồi ghế Chủ toạ Phiên Giám đốc thẩm ấy là vi phạm Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự.

Một vị nguyên Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao viết rất rành mạch: “Ông Nguyễn Hoà Bình phải từ chối tham gia xét xử Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vì ông Bình đã ký quyết định không kháng nghị vụ án này với tư cách là Viện trưởng VKS NDTC. Sở dĩ luật quy định như vậy để bảo đảm tính vô tư, khách quan, tránh áp đặt ý muốn chủ quan của người ngồi xét xử vụ án... Ông Bình ngồi xét xử, lại là Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao chủ tọa phiên toà làm cho người ta đặt câu hỏi về tính Khách Quan, Vô Tư của phán quyết”.

Trường hợp này chắc chắn không là “trong nghiêm ngoài phá” mà vị đại tá Công an nọ lên án trên tờ Công Lý. Mà đích thực là ở “trong” đấy chứ. Mà đâu chỉ có vị nguyên Thẩm phán Toà án Tối cao này, còn khá nhiều những vị đích thực là ở “trong” như một vị luật sư từng là Phó giám đốc Công An – Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP.HCM đã thẳng thừng trả lời báo Phụ Nữ ngày 13.5.2020: “Vụ án gì mà bày ra bao nhiêu thứ sai sót, xã hội thấy những sai sót này là không thể chấp nhận được, nhưng ông Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thản nhiên nói “sai sót này không thay đổi bản chất vụ án”. Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vừa rồi có những chi tiết và lập luận không đủ sức thuyết phục”.

Ông luật sư này còn nói rõ: “Chúng ta lại công khai một nền tư pháp lỏng lẻo, thiếu thuyết phục, thậm chí làm mất lòng tin nơi nhân dân…”! “Nền tư pháp lỏng lẻo” ấy được nguyên Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao chỉ ra trong lập luận của Chủ toạ Phiên toà Giám đốc thẩm về “hiệu lực pháp luật” để bác bỏ kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cứ tiếp tục tiến hành phiên toà là không đúng! Không đúng, vì theo ông: “Không có quy định nào về vấn đề này trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự cả”. Vì vậy “Thông thường khi xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm HĐXX phải xem xét ngay đến cơ sở của trình tự tố tụng này là Kháng cáo, kháng nghị. Một kháng cáo hoặc kháng nghị đã không hợp pháp thì không có phiên toà”.

Ông còn nói rõ: “Trong vụ án này, việc điều tra đã có quá nhiều vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục tố tụng hình sự từ khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng, dấu vết, nhận dạng vật chứng, mua cái không phải là vật chứng để cố tình hợp pháp hoá vật chứng… Khi mà các cái gọi là chứng cứ được thu thập trái pháp luật, không đúng quy định của pháp luật và lại được sử dụng như là chứng cứ buộc tội thì không ổn vì đó không phải là chứng cứ. Vì thế nó không có sức thuyết phục, không đủ để chứng minh tội phạm và đương nhiên nó làm ảnh hưởng hoặc thay đổi nội dung, bản chất của vụ án.

Sẽ là một tiền lệ và nguy hiểm hơn là án lệ cho các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự nói riêng và pháp luật tố tụng nói chung”.

Vậy là, từ quá trình điều tra, thu thập chứng cứ cho đến phiên toà Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, ông chủ toạ và các vị thẩm phán đều có vấn đề – nói theo ngôn từ dân dã – thì đã bị “lên thớt”! Mà việc bị “lên thớt” này lại không dễ phi tang như cái thớt và con dao của hung thủ dùng để giết người vừa được nhà báo miêu tả. Và không chỉ nhà báo, Bản báo cáo của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội trực tiếp giám sát, kiểm tra và báo cáo Quốc hội ngày15.2.2015 đã tường trình rất rõ ràng: “Cái thớt gỗ được cho là hung khí gây án được công an sai người ra chợ mua về; biến thành tang vật gây án. Con dao được cho là hung khí giết người được dân phòng lượm khi thu dẹp hiện trường nhưng công an không thu giữ mà đem đốt đi. Sau đó, con dao tang vật được “tưởng tượng” và vẽ lên trên giấy”! Không hiểu bà Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hôi (nay là Chủ Nhiệm) có bị ông đại tá Công an trên báo “Công Lý” xếp vào loại gây “nhiễu thông tin’ và “truyền thông bẩn” cần phải ngăn chặn và cần phải báo cáo sự việc với cấp trên mà trực tiếp là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị không nhỉ?

Thế rồi, cứ như cố tình phơi ra “công khai một nền tư pháp lỏng lẻo” đến tệ hại ấy, một tình tiết vừa được tung ra “tên tuổi, địa chỉ cư trú của cá nhân trong một vụ án phức tạp, kéo dài hơn 12 năm lại bất ngờ thay đổi: sau hơn 12 năm, từ "Nguyễn Văn Nghị" lại thành "Nguyễn Hữu Nghị"”,… “Sau khi Dân Việt thông tin việc không thể tìm ra tung tích Nguyễn Văn Nghị (Cai Lậy, Tiền Giang), người từng được cho là "nghi can" trong vụ án Hồ Duy Hải thì ngay sau đó, Công an tỉnh Long An lại khẳng định: Không có Nguyễn Văn Nghị mà chỉ có Nguyễn Hữu Nghị ở Long An (?)”. [Dân Việt ngày 17.5.2020]

Đến lúc này, dư luận mới đặt câu hỏi: Vậy trong hơn 12 năm qua, hầu hết cơ quan luật pháp và công luận chỉ gọi tên Nguyễn Văn Nghị trong hàng trăm hồ sơ, tài liệu và cả trong các đơn từ, bài báo liên quan tới vụ án, nhưng Công an tỉnh Long An không có ý kiến gì. Mãi đến bây giờ, Công an Long An mới lên tiếng phủ nhận sự tồn tại của người có tên Nguyễn Văn Nghị (ở Tiền Giang) liên quan tới vụ án, thay vào đó là người có tên Nguyễn Hữu Nghị (ở Long An).

Vậy suốt 12 năm qua, Nguyễn Văn Nghị bị nêu tên và có lúc trở thành "nghi can số 1" của vụ kỳ án Hồ Duy Hải thực chất là ai?… Nếu lời khẳng định của lãnh đạo Công an tỉnh Long An là chính xác, thì hơn 12 năm qua, không chỉ dư luận, báo chí, cơ quan luật pháp…, cho đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và cả Hội đồng thẩm phán – gồm 17 thành viên của Tòa án nhân dân tối cao – đã bị nhầm lẫn khi nhất nhất tin rằng chỉ có nhân chứng Nguyễn Văn Nghị trong hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải. Và nếu đúng vậy, tại sao trong suốt 12 năm qua, hoặc ít nhất là từ năm 2016 (thời điểm Công an Long An có văn bản chính thức trả lời bà Loan khi phủ nhận không có cái tên Nguyễn Văn Nghị trong vụ án của con bà), Công an tỉnh Long An không lên tiếng hoặc yêu cầu các cơ quan tố tụng các cấp đính chính lại “sai sót” này trong các văn bản, hồ sơ, giấy tờ của vụ án? Để rồi, cái tên Nguyễn Văn Nghị cứ thế được lặp đi lặp lại qua các cấp tòa và tới tận phiên Giám đốc thẩm, như một tình tiết quan trọng trong vụ án, một cách rất hiển nhiên?

Đúng là “Một câu hỏi lớn. Không lời đáp”. Nhưng công chúng không chỉ “cho đến bây giờ mặt vẫn chau” mà ầm ầm phẫn nộ! Chỉ cần điểm qua những bài viết trên báo “lề phải” vốn phải đưa tin và bình luận theo cái gậy chỉ huy từ bên trên, nay bỗng phá khung, vượt rào! Hãy nhìn lướt qua một vài tờ báo ra ngày 18.5.2020 để thấy một chỉ báo về tính đột biến này:

- “Dân trí”: Thường vụ Quốc hội giao cơ quan chuyên môn xem xét vụ án Hồ Duy Hải (trước VietnamNet 6 phút) – “VietnamNet ”: Thường vụ Quốc hội giao cơ quan chuyên môn xem xét vụ Hồ Duy Hải – “VOV ” đưa sau VietnamNet 1 phút: “Thường vụ Quốc hội giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu vụ Hồ Duy Hải“ – Pháp luật HCM sau VOV 1 phút: UBTVQH đang nghiên cứu, xem xét vụ án Hồ Duy Hải – Tiền phong sau PLHCM 10 phút: Uỷ ban Thường vụ QH đang giao cơ quan chuyên môn xem xét vụ Hồ Duy Hải – Dân Việt trước Tuổi trẻ: Vụ Hồ Duy Hải: Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lên tiếng – Tuổi trẻ sau Tiền phong 5 phút: Cơ quan của Quốc hội đang xem xét vụ Hồ Duy Hải…!

Thế là, Quốc hội cũng phải vào cuộc vì “Đây là một trong những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm nên trong nhiệm kỳ trước, Quốc hội đã thành lập đoàn giám sát của Quốc hội để giám sát, xem xét, tránh trường hợp án oan sai. Từ đó khởi động quá trình xem xét lại vụ án, cho đến khi có phiên tòa giám đốc thẩm vừa qua” và nay “để xem xét thật toàn diện vụ án này, UB Thường vụ Quốc hội đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xem xét, xử lý”. Với “một loạt sai phạm hết sức nghiêm trọng, ngớ ngẩn và đầy chứng cứ ngụy tạo của cơ quan công an, Tòa án Việt Nam đã 4 lần một mực quyết định tước đoạt mạng sống của một con người vẫn còn rất trẻ” như báo cáo Ủy ban Tư pháp Quốc hội trực tiếp giám sát, kiểm tra và báo cáo Quốc hội ngày15.2.2015 đã chỉ ra thì “hướng xem xét, xử lý” là cực kỳ quan trọng. Hướng nào đây? Lại “một câu hỏi lớn” đang chờ lời đáp.

Xem ra đây cũng lại là một chỉ báo sống động về tác động và tính lan toả ngày càng rộng rãi, ngày càng trực tiếp của công luận xã hội, một biểu hiện có thể định tính và định lượng về vai trò ngày càng tăng của các hoạt động mang tính ôn hoà, bất bạo động của xã hội dân sự. Sự chuyển động khá ngoạn mục của những tờ báo “lề phải”, gọi đúng tên là báo “chính thống”, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và nghiệt ngã của bộ máy chuyên chính, cho thấy sức nén xuống càng chặt thì sức bật dậy càng mạnh. Để nồi hơi không bị vỡ, phải tìm cách tháo một vài cái van. Và rồi cuộc sống sẽ tự mở lấy đường thoát cho nó không tuỳ thuộc vào sự ngoan cố với những toan tính và thủ đoạn vừa trắng trợn vừa tinh vi nhằm duy trì hiện trạng trong cơn bấn loạn.

Sự chuyển động ngoạn mục của nhiều tờ báo vừa dẫn ra phải chăng là động tác tháo van ấy? Dù sao thì cũng do đó mà dòng chảy cuộc sống đang ách tắc tạo nên sự tù đọng và hôi hám vì bị ô nhiễm quá nặng nề cũng được khơi thông đôi chút. Đương nhiên, cái lực chìm sâu dưới dòng chảy đã và đang tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, nhất thời hoặc dai dẳng, thúc đẩy sự chuyển biến của những tờ báo “lề phải” này, lại là sức nặng của công luận xã hội dồn lên ngòi bút của nhà báo, cộng thêm vào đó – nói theo ngôn ngữ dân dã – là họ “đã đánh hơi” thấy một cái gì đó để dám giữ thẳng ngọn bút mà không sợ vỡ niêu cơm. Đặc biệt là “niêu cơm” đáng nể của các Tổng Biên tập.

Cho dù vậy thì xem ra có cho ăn gan hùm họ cũng chưa dám nhúng ngòi bút vào nghiên mực của sự thật thấm đầy máu và nước mắt để viết đúng những nỗi đau mà người dân đang ngày ngày gánh chịu khi cuộc sống đang bị luật rừng khống chế. Mà vì thế, tuyệt đối không có dòng nào động chạm đến ông Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao vừa ngồi ghế Chủ toạ Phiên toà Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải như kiểu báo mạng đưa tin: Điểm mặt hàng loạt căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp tại Hà Nội... Khối tài sản của ông “bao công” lên đến hàng ngàn tỷ, nhà cửa quá nhiều, ông Nguyễn Phú Trọng có biết không? Ông có muốn người dân chỉ cho ông biết không khi mà ông vừa khẳng định: “Nhân sự khoá XIII không để lọt người giàu nhanh, nhiều đất không rõ nguồn gốc”.

Vậy là, nếu là người thật lòng muốn “làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân” thì phải loại bỏ ngay những người đã gây tai tiếng bằng việc dùng chính công cụ của pháp luật để làm sụp đổ niềm tin của dân mà ông muốn củng cố. Nếu không làm được như thế mà chỉ muốn dùng pháp luật như một công cụ bạo lực thể củng cố cái ghế quyền lực của ông và phe nhóm của ông thì càng đẩy cái thể chế toàn trị phản dân chủ sớm sụp đổ. Sụp đổ vì niềm tin của dân đã sụp đổ như chính ông đã nhiều lần nhắc lại câu nói quen thuộc: “Mất dân là mất tất cả”! Cái gọi là “Phiên toà Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao” đã cho thấy cái thể chế này với cái hệ thống lập pháp, tư pháp và hành pháp này đã và đang bục vỡ thảm hại đến cỡ nào. Sự phẫn nộ dâng trào khi “Mạng người mong manh. Công lý xa vời. Đau cho thân phận con người. Đau cho một xã hội thiếu vắng công lý. Khi nguyên tắc trọng chứng hơn trọng cung bị gạt bỏ, nguyên tắc suy đoán vô tội bị bước qua, thì có thể sẽ còn nhiều người mẹ khác phải khóc, sẽ còn nhiều em gái khác phải kêu gào thảm thiết như hôm nay. Tương lai nào cho một đất nước mà ở đó công lý đã mù loà” như nữ phóng viên BH đã viết trên Facebook của mình được nhiều người nhắc lại.

Công luận phẫn nộ không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài, quả là “dông bão nổ trăm miền”! Ngày 14.5.2020, đúng 1 tuần sau Phiên toà Giám đốc thẩm, một Kiến Nghị đòi công lý cho tử tù Hồ Duy Hải do những trí thức, nhân sĩ Việt Nam sống ở nước ngoài khởi xướng được sự hưởng ứng của trí thức, nhân sĩ và nhiều người thuộc các tầng lớp nhân dân trong nước ký tên đã được gửi đến Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Các Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Quyền Tổng thư ký Ân xá Quốc tế, Tổng thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn, Chủ tịch Tổ chức Công giáo Chống tra tấn Pháp, Giám đốc điều hành Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, Trưởng ban Nhân quyền, Văn phòng Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và Các ngàì Đại sứ của các nước tại Hà Nội. Vào cuối ngày 14.5.2020 đã có 1435 chữ ký. Đến thời điểm tôi đang viết bài này là 7.420 chữ ký.

Kể từ lúc khai mở cho đến lúc kết thúc Phiên toà Giám Đốc Thẩm vụ án Hồ Duy Hải cho đến nay, “dông bão” của lòng dân vẫn đang gào thét thì dù ai đó có giả ngây giả điếc vì màn kịch được dàn dựng với kịch bản quá thô thiển và đạo diễn lại quá bấn loạn đang đâm lao phải theo lao, cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt để mà cứu vãn tình thế, xoa dịu lòng dân! Liệu có phải vì thế mà cử tri được nghe một lời nói chân thành của ông nghị L.Th.V: “việc thực hiện ngay một cuộc giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động xét xử trong vụ án này là rất cần thiết. Tôi nguyện sẽ hết sức mình để thúc đẩy công việc ấy”! Mong sao tâm nguyện ấy không chỉ của riêng một đại biểu Quốc hội đang có mặt trong Hội trường của Kỳ họp có quá nhiều vấn đề quốc gia đại sự khiến cho không ít người phải “Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau. Quay theo tám hướng hỏi trời sâu”. Ai đó sẽ bảo người viết lếu láo này rằng: “Họ không hỏi trời đâu, đang ngồi trong Hội trường trang trọng và hoành tráng này, với sứ mệnh và lợi ích rất trần thế của mình, họ phải hỏi ngài “Tổng Chủ” chứ!”. Cũng có lý.

Nhưng sao tôi vẫn chưa dứt ra được câu chuyện các vị La hán chùa Tây Phương của Huy Cận với nỗi ám ảnh có sức lay động tâm tư không chỉ của riêng tôi mà chắc của nhiều người khác nữa, trong đó e cũng có một số các vị đang ngồi trong hội trường Quốc hội để rồi lẩn thẩn mà tưởng tượng ra rằng các vị “ngồi đây trong lặng yên. Mà nghe dông bão nổ trăm miền”! Thế rồi từ câu chuyện đời sống chính trị đang nóng bỏng để trở lại với câu chuyện Phật với một niềm day dứt “Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau? Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão. Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời” mà Huy Cận từng đặt ra trong bài thơ kia.

Vậy là lại phải trở về với dự ngôn của Đức Phật về thời “Mạt Pháp” khi mà “đạo đức xã hội trượt dốc, người ác nhiều như cát trong biển, người lương thiện lại ít như lá mùa thu”. Câu chuyện đời sống của chúng sinh bằng xương bằng thịt: “Mạng người mong manh. Đau cho thân phận con người. Đau cho một xã hội thiếu vắng công lý. Tương lai nào cho một đất nước mà ở đó công lý đã mù loà” liệu có chút âm vang nào khi soi lại dự ngôn của Đức Phật về “thời mạt pháp” kia không? Bỗng nhớ đến lời của một nhà sư Đài Loan mà tôi sẽ kể vài dòng kết thúc bài mênh mông thế sự này.

Hoà thượng Quảng Khâm viết: “Phật pháp không có mạt pháp mà “người” thì có mạt pháp. Người không biết kính Phật trọng pháp. Người già đặt Phật pháp tại chỗ mạt nhất trong các sinh hoạt: đặt sau tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghê, đặt sau trà dư tửu hậu, đặt sau “nhân tình thù tạc”. Người đem tính trọng yếu của việc học Phật đặt vào chỗ tối mạt là người của thời đại mạt pháp. Người kính trọng Phật, trọng pháp thì mãi mãi là người của thời đại pháp”. Quảng Khâm là vị hoà thượng được người dân Đài Loan sùng kính vì cuộc đời và con đường tu tập kỳ diệu của ngài. Hoà thượng viên tịch ngày 13.2.1986 tại Diệu Thông Tự ở Cao Hùng, một tỉnh phía Nam, thành phố lớn thứ hai của Đài Loan.

Cũng là cơ duyên sao đó, năm năm sau, 1989 tôi có dịp cùng với anh Đào Dậu, bạn rất thân suốt hơn nửa thế kỷ từ 1951 mà chúng tôi vừa chuyện gẫu với nhau qua điện thoại. Dậu thông thạo tiếng Trung nên tôi đề nghị cùng đến Đài Loan theo lời mời của một cơ quan Văn hoá Đài Loan. Chúng tôi có dịp viếng thăm Diệu Thông Tự và được vị sư trụ trì tiếp. Quanh ấm trà, nhà sư kể lại những hiện tượng kỳ diệu về cuộc đời của Hoà thượng Quảng Khâm. Điều để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi là thời khắc trước khi viên tịch, Hòa thượng nói với các đệ tử đang tụng niệm bên ngài: “Vô lai vô khứ, một hữu sự!” và gật đầu mỉm cười rồi nhắm mắt ngồi bất động. Thế đấy, sống gần một trăm tuổi, thanh thản nhẹ bước vào cõi hư vô “chẳng đến chẳng đi, chẳng việc gì”. Câu nói đơn giản, thâm thuý và sâu thẳm như một châm ngôn ấy gợi trong tôi dự ngôn của Đức Thích Ca Mâu Ni “Các hành là vô thường, các vị hãy tinh tấn”!

Từ câu chuyện Phật mà đến với ít nhiều bóng dáng của “thời mạt pháp” hiển hiện ngay trước mắt chúng ta để khơi dòng cho mạch suy tư về thời cuộc với dồn dập những sự kiện. Điều cần nói là chỉ có thể hiểu sâu sắc những sự kiện ấy khi đặt chúng trong bối cảnh của thảm hoạ toàn cầu với đại dịch Covid 19 đến từ Vũ Hán làm “loài người rúng động, xã hội suy sụp vì một thứ xoàng xĩnh nhỏ nhoi…” đúng như nhà văn châu Phi Moustapha Dahleb viết. Thâm trầm và dữ dội hơn, nhà văn chưa được nhiều người biết đến ấy, còn quyết đoán rằng: “Chỉ cần vài ngày để nhân loại ý thức được rằng mình chỉ là làn hơi và hạt bụi”. Ý tưởng đậm chất triết lý ấy cứ như liền mạch với dự ngôn của Đức Phật “các hành là vô thường”, với câu nói nhẹ nhàng thấm đẫm chiều sâu triết lý “vô lai vô khứ, một hữu sự” của Hoà thượng Quảng Khâm… Sự liền mạch đó dẫn ta trở lại với luận điểm Einstein “Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo tưởng dai dẳng đến ngoan cố”!

Cho nên, việc ngộ ra được thân phận con người “chỉ là làn hơi, hạt bụi” mà nhà văn xứ Chad ở Châu Phi nói đến nhân cơn đại dịch thế kỷ 21 này thì dường như cũng là vang bóng của hình ảnh “con người chỉ là cây sậy yếu ớt” mà Pascal đã nói từ thế kỷ 17. Là nhà toán học và nhà triết học và cũng là người chế tạo chiếc máy tính đầu tiên, khi trả lời câu hỏi của người bạn “Con người chỉ là một cây sậy yếu ớt trước tạo hóa vô biên. Làm sao anh có thể đương đầu nổi với giông tố cuộc đời”, thiên tài trẻ tuổi ấy đã tự tin mà rằng: “Đúng, con người chỉ là một cây sậy mềm yếu, nhưng là một cây sậy biết tư duy”.

Nếu hoà thượng Quảng Ngâm mỉm cười “chẳng đến chẳng đi, chẳng việc gì” rồi nhẹ bước vào cõi hư vô thì Pascal quan niệm “Con người chỉ là hạt bụi, óc tưởng tượng không quan niệm nổi cái vô cực lớn đến thế nào, cũng như đối với cái cực nhỏ như nguyên tử? Không ai có khả năng nhìn thấy cái vô cực là nơi mình sẽ chìm vào” trong luận điểm “Hai Vô Cực” (Les deux infinis) của ông khiến ta nhớ đến tương đối luận của Trang Tử. Với Pascal con người không là thiên thần cũng chẳng là ác quỷ, nhưng điều bất hạnh là họ đóng vai thiên thần mà hành động như ác quỷ! Luận điểm của ông gợi cảm hứng sáng tạo cho trường phái văn học hiện sinh viết về con người chống lại số phận.*

Nghiệt ngã thay khi phải chứng kiến những gì viết trên trang giấy kia đang phô diễn giữa cuộc đời này. Nhan nhản những kẻ khoác mặt nạ “thiên thần” để hành động như “ác quỷ” mà những sự kiện, hiện tượng vừa trình bày ở trên là những minh hoạ sống động. Vậy thì băn khoăn làm gì cho mệt với câu hỏi có hay không “Thời Mạt Pháp”! Thì chẳng Phiên toà Phúc thẩm vụ án Hố Duy Hải đã là một bi kịch về “đau cho thân phận con người, đau cho một xã hội thiếu vắng công lý”, đầy rẫy những “ác quỷ” mang mặt nạ “thiên thần” đó sao? Khi “công lý đã mù loà” thì đúng như dự ngôn của Đức Phật “con người không còn tâm Pháp để câu thúc Đạo đức”.

Chỉ có điều “Lịch sử luôn tự lặp lại: ban đầu là bi kịch, sau là hài kịch”. Marx đã thật sâu sắc khi đưa ra sự đúc kết giàu tính triết lý tiến trình hưng thịnh và suy tàn của những triều đại trong lịch sử nhân loại. Cần phải có “hài kịch” để con người vui vẻ từ bỏ cái hiện tồn đang thối rữa mà hăng hái bước vào xã hội mới đang hình thành. Phải chăng chúng ta đang chứng kiến một vở hài kịch vừa được công diễn tuy có hơi vụng về và lúng túng. Liệu rồi công chúng còn được thấy những gì khi màn hài kịch hạ xuống đây. Có lẽ phài “xin chờ, hồi sau sẽ rõ”!

Ngày 25.5.2020

T. L.

____________

[*] Tham khảo từ những công trình nghiên cứu và bài báo của học giả Hữu Ngọc.

Chủ đề: Chính trị - xã hội
Từ khóa: tương lai, Ho Duy Hai, công lý

Nguồn: Dân Luận

Thống đốc Minnesota: Biểu tình 'không còn' là về cái chết của George Floyd

Tin nóng trên BBC tiếng Việt ( 5h trước)

Thống đốc Minnesota: Biểu tình 'không còn' là về cái chết của George Floyd

Các cuộc biểu tình về cái chết của một người đàn ông Mỹ da đen không có vũ khí trong tay khi bị cảnh sát khống chế, ở Minnesota "không còn liên quan tí nào" đến việc ông ta bị giết, thống đốc tiểu bang nói.

Friday, May 29, 2020

    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Con Nhà Người Ta & Con Cháu Nước Mình

  • Bởi Admin
    29/05/2020
    0 phản hồi
         
    Tưởng Năng Tiến
    image001_19.png
    Khi giới trẻ HK ngồi tọa kháng phản đối Trung Quốc thì giới trẻ VN cũng ngồi cả đêm ngoài trời để đợi mua điện thoại IPHONE, giày NIKE & ADIDAS v.v. - F.B Từ Đức Minh
    Vài tiếng đồng hồ sau, sau khi Joshua Wong (Hoàng Chi Phong 黃之鋒) ra tù, – vào hôm 17 tháng 6 năm 2019 – cô giáo Thảo Dân đã gửi đến cộng đồng mạng một stt ngắn: “Con Nhà Người Ta.” Xin được ghi lại đôi ba đoạn chính:
    Hoàng Chí Phong ra tù với một chồng sách trên tay, gương mặt tự tin ngời sáng. Tôi tin, những tù nhân lương tâm trẻ tuổi của chúng ta, nếu không bị tước đoạt quyền được đọc sách báo trong tù, thì khi được trả tự do, họ cũng như vậy…
    Hoàng Chi Phong ra tù. Hàng loạt hãng thông tấn quây quanh anh phỏng vấn. Những câu trả lời của anh đầy trí tuệ, nhiệt huyết và dũng cảm. Tôi tin, nếu những tù nhân lương tâm trẻ tuổi của chúng ta được phép tự do tiếp xúc báo chí, họ cũng thể hiện khí chất không kém.
    Nhưng. Họ không được thể hiện những gì mà Hoàng Chi Phong thể hiện. Vì sao, ai cũng biết câu trả lời… Tôi hỏi, Các anh chị đã làm gì để tuổi trẻ đất nước này thay đổi? Có dám chia sẻ, bàn luận với chính anh em, con cháu mình về những gì đã và đang xảy ra trước mắt hay chỉ muốn con người ta đổ máu còn con mình hưởng bình an?
    Nhưng hãy nhớ cho, tụi nhỏ bị nhồi sọ cho tới tê liệt khả năng phản kháng, từ mẫu giáo đã phải hưởng một nền giáo dục đóng khuôn tư duy, bắt học tập gương ông này ông nọ, hoàn toàn không được tự do phát triển như “con người ta”. Bởi vậy, ca ngợi tuổi trẻ Hong Kong thì tốt rồi, nhưng học được như “bố mẹ người ta” đi đã rồi hãy buông lời thất vọng.
    Cô giáo Thảo Dân khiến tôi thốt nhớ đến đôi ba nhà giáo mà mình có quen, hoặc biết:
    Nguyễn Chí Thiện (1939 – 2012). Sau khi nhà thơ qua đời, nhà phê bình văn học Thụy Khuê đã ghi lại vài dòng về tiểu sử của ông:
    Năm 1960, ở tuổi 21, vì trót giảng cho học trò đúng sự thật về một đoạn lịch sử thế chiến thứ hai, Nguyễn Chí Thiện phạm tội “phản tuyên truyền”, bị kết án hai năm, nhưng phải tù 3 năm rưỡi, cho đến 1964. Năm 1966, bị tình nghi làm thơ chống chế độ, lại bị bắt, bị tù 11 năm, 1977 được thả. Năm 1979 đến toà đại sứ Anh gửi hay “ném” tập thơ Hoa địa ngục, bị bắt tức khắc. Bị tù 12 năm, đến 1991. Trước sau tổng cộng 27 năm.
    Về “sự cố” này (“trót giảng cho học trò đúng sự thật”) có hôm tôi cũng được nghe Nguyễn Chí Thiện nói thêm – đôi câu – khi ông vui miệng: “Mình đi dậy thế cho người bạn vài buổi, chứ có phải là thầy giáo đâu. Tiện dịp thì cũng giải thích cho học sinh biết rằng Nhật đầu hàng trong cuộc Thế Chiến vừa qua là vì hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Nagasaki và Hiroshima, chứ không phải vì thua trận với Nga. Vậy mà hồi 61 bị đi tù vì tội phản tuyên truyền.”

    Đúng sáu mươi năm sau thì đến lượt nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh vào tù. Bản tin của BBC (“Thầy Giáo Dạy Trò Bài Hát ‘Trả Lại Cho Dân’ Bị Khởi Tố”) đọc được hôm 31 tháng 5, có đoạn như sau:
    Sau tin ông Tĩnh bị bắt, mạng xã hội lan truyền video ông Tĩnh dạy học sinh hát bài “Trả lại cho dân”, một trong những bài hát nổi tiếng của nhạc sỹ bất đồng chính kiến Việt Khang hiện đang tị nạn tại Mỹ.
    Được hỏi về bài hát này, bà Nguyễn Thị Tình (phu nhân ông Nguyễn Năng Tĩnh, phụ chú của tnt) nói “bài hát đấy rất hay, không có gì xấu xa”, rằng bà cũng ‘rất thích’ và hai con bà đều thuộc lòng những lời bài hát.

    Quyền tự do, quyền con người
    Quyền được nhìn, được nghe, được nói
    Quyền được chọn chân lý tự do
    Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn…”
    Chồng tôi là một người hoạt động tự do, là giảng viên nhạc, thường ngày vẫn đi dạy. Bản tính anh là một người rất nhiệt tình với cộng đồng, xã hội. Tất cả những ai cần giúp thì anh đều giúp hết mình trong khả năng của anh. Tôi khẳng định chồng tôi không làm gì sai. Tôi luôn ủng hộ lý tưởng của anh. Ví dụ vụ Formosa, anh tham gia phản đối điều xấu đó thì tôi thấy là hợp lý…

    Nguyễn Chí Thiện bắt đầu cuộc đời tù tội (tổng cộng đến hai mươi bẩy năm) chỉ vì “trót giảng cho học trò đúng sự thật về một đoạn lịch sử.” Nguyễn Năng Tĩnh lãnh án 11 năm tù chỉ vì dậy cho học sinh một bài há́t, có đề cập đến quyền căn bản của con người: “quyền được nhìn, được nghe, được nói…” Bà Nguyễn Thị Tình vì “luôn ủng hộ lý tưởng của chồng” nên bị xách nhiễu thường xuyên, “bán hàng online để kiếm tiền nuôi con mà người ta không mua vì nói tôi phản động.”
    image003_15.png
    Phong Trào Dù Vàng & Tuổi trẻ H.K. Ảnh lấy từ Tạp Chí Luật Khoa
    Tôi hoàn toàn không biết gì về gia cảnh những học sinh trong ban lãnh đạo của Thế Hệ Dù Vàng ở Hồng Kông. Tuy thế – với ít nhiều chủ quan – tôi vẫn tin rằng cô thầy (cũng như cha mẹ) của các em chưa ai phải vào tù, cũng chưa có ai bị bắt giữ điều tra, hay bị xách nhiễu vì “giảng cho đúng một sự kiện lịch sử,” hay chỉ vì dậy cho học sinh một bài hát về quyền con người.
    Sự dị biệt căn bản này khiến cho VN không thể có những thanh niên như Joshua Wong: Hoàng Chi Phong 黃之鋒, Nathan Law: La Quan Thông 羅冠聰), Raphael Wong: Hoàng Tạo Minh 黃浩銘, Châu Vĩnh Khang: Alex Chow 周永康… Một đất nước chỉ “được phép” vun trồng chanh thôi thì dễ gì mà tìm được những quả cam.
    Chính trị - xã hội


Wednesday, May 27, 2020

Tranh luận mô hình 'tư bản' hay 'xã hội chủ nghĩa' với thực tế Việt Nam


Ý kiến của nhiều người trên BBC tiếng Việt

Tranh luận mô hình 'tư bản' hay 'xã hội chủ nghĩa' với thực tế Việt Nam19 tháng 5 2020


Hồi đầu 2019, Pew Research Center công bố một điều tra dư luận của họ cho thấy 55% người Mỹ nghĩ tiêu cực về “chủ nghĩa xã hội” (socialism), và có 42% bày tỏ quan điểm tích cực.Cần nói đây là cách hiểu của họ về “chủ nghĩa xã hội” kiểu Phương Tây, có tự do ngôn luận, quyền biểu tình, hội họp và an sinh xã hội tốt.Những người ủng hộ 'chủ nghĩa xã hội' ở Mỹ nói họ tin rằng 'socialism' cho người lao động quyền có tiếng nói, và giúp giảm bất công, phân biệt giàu nghèo. Phái không thích CNXH cho rằng thể chế này “đã được thử nghiệm ở rất nhiều nơi, nhiều lần và đều thất bại, điển hình là Venezuela”.Một số không nhỏ nói CHXH “triệt tiêu sáng kiến” và “hạn chế tự do”.
Bạn đọc nhấn vào hàng tiêu đề để đọc toàn văn

    Monday, May 25, 2020

    Tin buồn về một người bạn tốt ở Mississauga

    Được tin Anh Hạ Phú Cường, pháp danh Trí Hưng, sanh năm Tân Tỵ, đã tạ thế vào ngày 24 tháng 5 dương lịch 2020 ( Ngày mùng 2 tháng tư nhuần, năm Canh Tý ) tại Mississauga, Ontario, Canada, hưởng thọ 79 tuổi.

    Chân thành chia buồn cùng  Chị Cường và Tang quyến
    Nguyện mong Hương linh Anh  thong dong về  chốn An lạc Vĩnh hằng.

    Tmg
    đ. Sầu Đông Nguyễn Thọ  Chấn
    ____________________________

    Dưới đây là một bài viết tưởng niệm về anh Hạ Phú Cường của một đồng môn của Anh ở trường Việt Nam Hàng Hải tại Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn. 
    B
    ài này đã lên trang Kỷ Yếu Hàng Hải, và đã được tác giả Lê Châu An Thuận chuyển cho anh Hoàng Mộng Giới ở Mississauga, Ontario.  Anh Hoàng Mộng Giới cũng xuất thân từ trường này.  Ba vị Cường, Giới, và Thuận trong giai đoạn chiến tranh VN đều đã là sĩ quan hải quân của Hải quân VNCH. 

    VIẾT VỀ NGƯỜI BẠN HỌC CÙNG LỚP VỪA NẰM XUỐNG

    Những kỷ niệm khó quên với người bạn cùng lớp khóa 13 trường Việt Nam Hàng Hải, anh H
     Phú Cường.

    Chúng tôi học khóa 13 ngành Pont của trường Việt Nam Hàng Hải tại Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ; hàng hải chia ra làm 2 ngành riêng biệt, một ngành được gọi là ngành Pont hay ngành chỉ huy đào tạo sinh viên sau khi ra trường tùy theo khả năng có thể tiến xa lên làm thuyền trưởng một thương thuy
    n, ngành còn lại là ngành Cơ khí đào tạo sinh viên trở thành cơ khí trưởng thương thuyền.
    Khóa 13 Pont của trường tuyển 16 sinh viên chính thức và 8 sinh viên dự khuyết. Anh Hạ Phú Cường là một trong những sinh viên đ cao vào trường, còn tôi là sinh viên dự khuyết hạng chót. Đề thi bằng tiếng Việt Nam và tiếng Pháp, sinh viên dự tuyển có thể làm bài bằng một trong hai thứ tiếng của đề thi.
    Khóa học khai giảng ngày 22 tháng 7 năm 1963, giáo sư giảng dạy một số là người Pháp do Mission d' assistance technique et économique chọn giới thiệu cho trường, một số giáo sư là người Việt Nam và tùy môn học có khi giảng bằng tiếng Việt có khi giảng bằng tiếng Pháp! Vì sinh viên học chương trình Việt không thể theo kịp bài giảng bằng tiếng Pháp nên lần lượt bỏ học, vì vậy tôi được vào trường nhưng vì học tú tài 2 ban Sciences Expérimentales, tương đương ban A chương trình Việt, nên tôi chật vật với các bài toán thiên văn, lượng giác cầu... trong khi anh Cường đã học Math Géné.* ở đại học nên thời gian học ở trường anh học rất thoải mái, còn giải những bài toán hàng hải theo cách riêng của anh mà giáo sư chánh người Pháp, thầy Jean Ducasse, phải công nhận là xuất sắc. Anh là người sn sàng giúp đ bạn học cùng lớp, sau này ra trường anh là thuyền trưởng tốt giúp đỡ anh em ra trường các khoá sau trở thành sĩ quan có năng lực trong nghề nghiệp. Được mời về trường làm giáo sư giảng dạy anh được sinh viên rất yêu mến.
    Tôi nhớ khi khoá chúng tôi ra trường ngày 07 tháng 5 năm 1965 tổ chức tại rạp chiếu bóng Đại Nam- Saigon anh H Phú Cường đậu cao nên anh được ưu tiên chọn tàu để xuống làm việc trong khi tôi đậu thấp phải ngồi nhà chờ đến lượt gọi, chán cảnh chờ với đợi nên tôi quyết định ra Cam Ranh để nhận công việc quản lý đội tàu của một công ty tại miền Trung, tuy được hãng trọng vọng và có lương cao hơn các bạn cùng khoá nhưng tôi luôn mong ước được đứng làm việc trên một đài chỉ huy của một thương thuyền lớn. Anh Cường tuy đã làm việc cho một hãng của Việt Nam nhưng hãng Shell lại chọn anh và cho việc làm nhưng anh lại nhường, giới thiệu tôi, hãng đồng ý, và khi từ Huế trở lại Đà Nẵng, các bạn cùng khoá gặp tôi kêu ầm lên là "mày phải về Saigon ngay vì hãng Shell đang cho mầy việc làm". Tôi gọi thầy tôi thầy Jean Ducasse, ông vừa là giáo sư tại trường nhưng hè thì ông là thuyền trưởng của hãng Shell, tôi được thầy xác nhận tin tôi được hãng tuyển dụng. Mỗi lần gặp anh Cường tôi đều nhắc lại chuyện đó, lần cuối cùng anh em gặp nhau vào năm 2014 tại Houston, Texas khi anh từ Canada bay qua thăm người em gái của anh. Lần đó anh hăng say nói với tôi về phát minh 3D Star Finders, Máy tìm sao trong không gian 3 chiều, của anh, hai chúng tôi ngồi thực hiện công trình của anh mất cả nửa ngày trời.
    Sau này anh bịnh nên khi nói chuyện với anh phải cố gắng tập trung để nghe nên anh em chúng tôi text message với nhau nhiều hơn. Tuần rồi nghe anh bịnh chúng tôi cầu nguyện cho anh được khỏi bịnh như những lần trước, nhưng lần này anh không qua khỏi được rồi! Biết rằng kiếp con người phù du nhưng nghe anh ra đi chúng tôi, những người bạn cùng trường với anh không khỏi ngậm ngùi. Sinh, lão, bnh, tử là một vòng tròn mà con người không thể trốn tránh; tất cả ai rồi cũng chết; chúng tôi nguyện cầu hương linh anh sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc. Với gia đình anh chúng tôi mong chị và các cháu vượt qua nỗi đau lớn lao này!


    Gia đình Lê Châu An Thuận

    *Chú thích của SĐ-NTC: Toán đại cương (MG) là chứng chỉ rất khó ở Đại học Khoa học.  Sinh viên theo học chứng chỉ này các bạn đồng lứa rất nể.

    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chiến Hữu

      S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chiến Hữu

    • Bởi Admin
      25/05/2020
      0 phản hồi
           
      Tưởng Năng Tiến
      Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào. - Trung úy Đỗ Lệnh Dũng
      Tưởng gì chứ sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cấp bực làng nhàng, cỡ như ông Dũng, tôi quen cả đống. Bạn cùng khoá cũng độ vài trăm, cùng đơn vị khoảng vài chục, và cùng trại (tù) thì chắc… vài ngàn! Tôi đã nghe vô số thằng kể lại những giờ phút cuối cùng của đơn vị mình nhưng chưa thấy ai bị lâm vào hoàn cảnh bi đát, và giữa lúc thập tử nhất sinh, đã tuyên bố một câu (ngon lành) dữ vậy.
      Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (vào giờ phút chót) cũng chỉ âm thầm… đào ngũ thôi, chứ chả hề có mở miệng nói năng gì ráo trọi – với bất cứ ai. Còn Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ thì ồn ào hơn chút đỉnh, rồi cũng chuồn êm – không lâu – sau đó.
      Trường hợp của Đỗ Lệnh Dũng thì hơi khác. Cách hành xử của ông cũng khác. Bảnh hơn thấy rõ. Đúng nửa đêm 24/11/1974, trái đạn 82 ly đầu tiên rót vào trong vòng đai Đồng Xoài. Với đại pháo và T-54 yểm trợ, hai trung đoàn của Sư Đoàn 7 của Bắc Quân – sử dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung – đã chiếm được chi khu này, vào rạng sáng 7/12/1974.
      Buổi chiều cùng ngày, trong khi đang cùng những quân nhân còn sống sót tìm cách thoát khỏi vòng vây, trung úy Đỗ Lệnh Dũng (bỗng) thấy một đoàn người – toàn là đàn bà và trẻ con nhếch nhác, với tay nải hòm xiểng, lôi thôi, lếch thếch – nằng nặc đòi đi theo toán quân của ông, để trốn ra khỏi vùng đất (sắp) được… hoàn toàn giải phóng.
      Trước nguy cơ dân chúng có thể bị thiệt mạng oan uổng trong lúc giao tranh, và để thuyết phục mọi người nên ở lại nhà cho được an toàn, trung úy Dũng đã dõng dạc tuyên bố với đám đông: “Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.”
      Và Đỗ Lệnh Dũng đã trở lại thực, chỉ vài ngày sau, như là một… tù binh! Rồi ông bị đấu tố trước Toà Án Nhân Dân Huyện Đôn Luân, một tên gọi khác (mỹ miều hơn) của Đồng Xoài, và đưa từ Nam ra Bắc – theo đường mòn Hồ Chí Minh – để đi cải tạo. Gần muời năm sau, năm 1982, trung úy Đổ Lệnh Dũng được chuyển trại từ Bắc vào Nam – và tiếp tục… ở tù!
      Cuộc đời (rõ ràng và hoàn toàn) không may của trung úy Đỗ Lệnh Dũng đã được nhà văn Lê Thiệp viết lại, bằng một cuốn sách – dầy đến bốn trăm trang – lấy tên của chính ông làm tựa. Nhà xuất bản Quê Hương đã cho phát hành phẩm này (1) vào cuối năm 2006, với lời giới thiệu – như sau:
      “Đỗ Lệnh Dũng không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, dù nhân vật chính là một chiến binh mất tích giữa chiến khu D sau một trận đánh dữ dội.” Đây là câu chuyện về những oan khiên khắc nghiệt mà người dân Việt Nam phải trải gần trọn thế kỷ qua cho đến ngày nay.
      Nhân vật chính giã từ cha mẹ khi tròn 18 tuổi và lúc được gặp lại song thân thì đã gần tới tuổi ngũ tuần. Thời gian xa cách là lửa đạn, là những ngày lê gót trên con đường mòn vượt rừng núi Trường Sơn từ Nam ra Bắc, là những năm tháng đoạ đầy tại những trại tù…
      Dù chỉ là một góc cạnh giữa muôn ngàn góc cạnh của một thời bão táp, câu chuyện vẫn là bằng cớ vô giá về thảm trạng con người bị tước đoạt trọn vẹn tuổi trẻ, tình yêu gia đình và mọi điều kiện an bình của cuộc sống.
      Cuốn Đỗ Lệnh Dũng được ra mắt tại thành phố San Jose, California. Hôm đó, tôi đã hân hạnh được nhìn thấy Trung Úy Dũng và Thiếu Tá Đặng Vũ Khoái – chỉ huy trưởng Chi Khu Đôn Luân – người mà không mấy ai tin là còn có thể sống sót, sau khi đơn vị này thất thủ.
      Thiếu tá Khoái cho biết nhờ tác phẩm này mà trong mấy tuần qua, một số những người lính năm xưa – đang tản mát khắp năm Châu – đã tìm lại được nhau. Và ông nghẹn ngào khi giới thiệu với mọi người, vài quân nhân khác của đơn vị – hiện cũng đang có mặt tại hội trường.
      Tôi ngồi ở xa, không nhìn rõ nét mặt của những nhân vật này nhưng có thể đoán được rằng mắt họ đều đang ngấn lệ. Tôi cũng là một cựu chiến binh, cũng có cái may mắn lớn lao là còn sống sót sau cuộc chiến vừa qua, và thoát thân đến được một quốc gia an bình phú túc nên cảm thông (thấm thía) sự xúc động của họ.
      Trong giây phút đó (có lẽ) mọi người đều cảm thấy an ủi và ấm lòng, trước cảnh trùng phùng bất ngờ (và khó ngờ) đến thế. Cái cảm giác sung sướng vì sự may mắn (hiếm hoi) của mình đã theo tôi suốt cả buổi chiều hôm ấy, và đã cùng với tôi đi vào giấc ngủ.
      Nửa khuya, tôi thức dậy. Gần nhơ đêm nào tôi cũng thức dậy vào giấc đó. Và đó cũng là lúc mà tôi thường lò mò trở về… chốn cũ. Như một công dân “part – time” của nước Hoa Kỳ, tôi chưa bao giờ sống hết mình và hết tình nơi quê hương mới. Gần ba mươi năm lưu lạc, tôi vẫn cứ sống (một cách mộng mị) đều đều – theo kiểu “ngày ở / đêm về” – như thế.
      Tôi thường trở về Đà Lạt. Đây là nơi mà tôi đã lớn lên, và đã ướp đẫm tuổi thơ (cũng như tuổi trẻ của mình) bằng rất nhiều đặc sản của núi rừng: nuớc hồ Xuân Hương, sương mù, phấn thông vàng, mùi cỏ dại của Đồi Cù, và cả trăm loại hương hoa man dại.
      Có dạo tôi hay trở về những đồi trà, đồi bắp, đồi khoai – bao quanh trại cải tạo Tân Rai – ở Blao. Tôi cùng lũ bạn tù cứ đi trong nắng sớm, trên những con đường mịn màng (thơm nồng mùi đất) sau một đêm mưa.
      Cũng có khi tôi về lại Sài Gòn, ghé thăm một người bạn đồng đội mới, chỉ vừa biết sơ, qua một bài báo ngắn – của ký giả Bùi Bảo Trúc:
      “Sáng nay mở e-mail ra đọc, tôi nhận được từ một người không hề quen biết, không kèm theo một giòng chữ nào, bức hình một người đàn ông mà tôi cũng chưa gặp bao giờ. Hình chụp người đàn ông đang ngồi trên giường có trải chiếu, đằng sau là bức tường loang lổ, hoen ố những vết đen mốc. Ông có một bộ ria, tóc dầy và đen, một mắt to, một mắt nhỏ mà tôi nghĩ là bị hư, chỉ còn một con. Ông không còn chân tay. Hai chân bị cụt trên đầu gối. Và hai tay cụt ở trên khuỷu tay, gần nách.
      Trong hình có ghi tên ông. Ông tên là Thìn, Nguyễn Văn Thìn. Năm sinh được ghi là 1952. Hàng chữ phía dưới cho biết ông là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Ðơn vị cuối của ông là Trung Ðoàn 49, Sư Ðoàn 25 Bộ Binh. Cấp bậc của của ông là Trung Sĩ Nhất. Ông sinh năm 1952, tuổi Thìn nên tên cũng là Thìn. Ông không còn chân tay. Từ 30 năm nay, ông không có chân, cũng không có tay. Ông làm sao sống nổi qua bằng ấy năm không có hai chân mà cũng không có cả hai tay. Tôi tưởng tượng, không khó khăn lắm, cũng vẫn thấy ra được những khó khăn của ông. Trong một chế độ thân thiện với ông, ông cũng đã vô cùng bất hạnh vì thiếu con mắt, thiếu hai tay, lại thiếu luôn cả hai chân. Huống chi trong một khung cảnh không thân thiện nếu không muốn nói là thù nghịch, thì ông còn khổ biết là bao nhiêu nữa. Tôi không dám tưởng tượng thêm ra những chuyện khác trong đời sống hàng ngày của ông, nếu đó có thể gọi được là một đời sống.”
      Ông Thìn luôn luôn nhìn tôi với đôi mắt u buồn và lắc đầu ra dấu, như có ý nói là đừng đến thăm nhau nữa: “muộn mất rồi.” Mãi sau này tôi mới biết là… muộn thật! Trong những trang sổ tay cũ, khi viết về trung sĩ Nguyễn Văn Thìn, cách đây vài năm, tôi đã có dịp phổ biến địa chỉ của ông: nhà số 9/8 đường Bông Sao, phường 5, quận 8, Sài Gòn. Chừng một tháng sau, vài người báo cho tôi biết là họ đã gửi quà về biếu ông Thìn nhưng không còn… kịp nữa. Ông bạn đồng đội của tôi đã qua đời, vài tuần, trước đó!
      Đêm nay thì tôi về miền Trung, phần quê hương khốn khó mà tôi chưa bao giờ có dịp ghé qua, để thăm một đồng đội khác:
      “Sự hy sinh của anh quá lớn, hai mắt, hai tay và hai chân cho tổ quốc còn cá nhân chị đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân. Đã rưng rưng khóc lần nữa và cảm ơn nhiều lắm đến bà con ở Úc và Hội. Tôi phải vượt đường xa tít tăp từ Huế tìm đến nơi 1 anh Thương Binh mù hai mắt, cụt 2 tay lẫn 2 chân gần Lăng Cô… Tôi nhìn thấy anh Dương Quang Thương nằm xấp ngay ngạch cửa. Tôi lên tiếng chào, anh bật ngồi dậy hỏi tôi là ai?
      Qua những phút giây trao đổi, tôi thấy anh khóc, những dòng nước mắt lăn ra từ hai hố mắt sâu thẳm ấy làm tôi phải khóc theo. Nghe tiếng người lạ, vợ anh từ sau hè chạy lên trên tay còn cầm nắm rau dền hoang vừa mới ngắt về để lo bữa ăn chiều, chị chào hỏi tôi rồi rót nước mời tôi uống… Thoạt đầu tôi chỉ nói tôi là người mang tiền và thuốc tây đến cho anh do bà con từ bên Úc đóng góp gửi về. Tôi gởi anh 100 đô Úc và 5 hộp thuốc tây. Anh đã rưng rưng khóc lần nữa và cảm ơn nhiều lắm đến bà con ở Úc và Hội.”
      Sau một hồi tâm sự anh nhắn gửi lời cảm ơn đến người điều hành Hội mà gia đình anh thường thư từ qua lại nhiều năm nay. Tôi xúc động quá và cho biết là: Thưa anh chị chính tôi đây… Nghe đến đó anh quờ quạng hai cái cùi tay còn lại lết thật nhanh về hướng tôi và ôm lấytôi mà khóc. Vợ anh cũng khóc, tôi cũng khóc, người chạy xe ôm cũng khóc theo… Sự hy sinh của anh quá lớn, hai mắt, hai tay và hai chân cho tổ quốc còn cá nhân chị đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân. Chị đã khóc nhiều lắm vì những khó khăn đè nặng thân phận của người phụ nữ ốm o gầy còm cố vươn vai suốt hơn ¼ thế kỷ gánh gồng, ẵm bồng tắm rửa, đút ăn và những cơn lũ lụt khủng khiếp phải cõng chồng chạy tìm sinh lộ… Ra tới đầu ngõ, tôi và anh xe ôm vẫn còn khóc… (Nguyễn Cảnh Tân (2). “Nỗi Sầu Riêng Hay Cái Đau Chung.” Việt Luận).
      Ở VN, bây giờ, mà khóc nhiều như vậy e hơi (bị) lố. Làm người Việt thì dù ở vào hoàn cảnh tệ bạc đến đâu chăng nữa vẫn (có thể) được khối kẻ khát khao. Tôi liên tưởng đến số phận te tua, bầm dập của Đỗ Lệnh Dũng và không khỏi trạnh lòng nghĩ thêm rằng: đó là cảnh đời mà phế binh Dương Quang Thương có nằm mơ cũng không thấy được.
      Và hiện tại ở quê tôi còn bao nhiêu chục ngàn cựu chiến binh khác nữa (cũng tàn phế đến độ không thể đi xin ăn được) đang nằm chờ chết ở một xó xỉnh nào đó, ước mơ đến ngày có người đồng đội cũ (chợt) nhớ đến mình và ghé thăm chơi – như chiến hữu Nguyễn Cảnh Tân đã ghé thăm bạn Dương Quang Thương, vào một buổi chiều cuối năm?
      (1) – Cuốn Đỗ Lệnh Dũng giá 28 Mỹ Kim, kể cả cước phí, có thể đặt mua tại Tủ Sách Tiếng Quê Hương, P.O. Box 4653, Falls Church, VA 22044, USA.
      (2) – Địa chỉ liên lạc của ông Nguyễn Cảnh Tân: Hội Thiện Nguyện Cứu Trợ Thương Phế Binh Bị Lãng Quên Ở Việt Nam 42 Cardwell St – Canley Vale. NSW, Australia. Điện thoại: (02) 9728 3640. Điện thư: VASFIVV@yahoo.com.au.
      Nguồn: Dân Luận