Saturday, October 31, 2020

Giải thích từ Climate Central về nguy cơ biển dâng ở VN

Giải thích từ Climate Central về nguy cơ biển dâng ở VN 
Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
26 tháng 11 2019

Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Mỹ được báo chí quốc tế đăng tải nêu khả năng nhiều thành phố của Việt Nam có nguy cơ chìm dưới nước biển năm 2050.

Friday, October 30, 2020

Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump

Bài rất nên tham khảo trên BBC tiếng Việt

Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump

Tina Hà Giang
20 tháng 10 2020


Trích:

''Lúc đó Minh Ánh mới hỏi tại sao mình là công dân Mỹ, mình đi làm, mình đóng thuế, và ông Obama, người thuộc đảng Dân chủ, không lo cho người dân Mỹ, mà đi hô hào lo cho mấy illegal rồi này nọ, thì mới thấy là điều đó nó… đạo đức giả quá. Con mình không lo, mà đi lo cho con hàng xóm.'
...

''Cái mà Minh Ánh sợ nhứt là việc họ muốn đem chủ nghĩa xã hội vào trong nước Mỹ, không còn giữ truyền thống giá trị nhân bản của gia đình và con người: con cái chống đối cha mẹ (Kelly Ann Conway là thí dụ), và làm cho thế hệ trẻ sẽ trở nên lệch lạc khi chỉ nghe một chiều, bị ru ngủ mà không thấy rõ vấn đề.'
...




Wednesday, October 28, 2020

VN: Bão số 9 Molave đã đổ bộ, 2 tàu cá mất tích

Tin trên BBC tiếng Việt
28 tháng 10 2020
Cập nhật 3 giờ trước

VN: Bão số 9 Molave đã đổ bộ, 2 tàu cá mất tích 


Bạn đọc vào soha.vn hoặc VnExpress để đọc những tin về những trận bão, lũ đang hoành hành tại Việt Nam.

Tuesday, October 27, 2020

Tại sao nhiều người Việt ở Mỹ ủng hộ Trump và chống Trung Quốc?


Quý bạn nhấn vào tiêu đề để đọc toàn văn trên BBC tiếng Việt

Tại sao nhiều người Việt ở Mỹ ủng hộ Trump và chống Trung Quốc?


6 giờ trước

"Chúng tôi nhìn vào tầm nhìn của tương lai, một tương lai do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo thông qua hình ảnh của Tây Tạng, Tân Cương, Biển Đông và thậm chí cả Hong Kong… và chúng tôi không chấp nhận tương lai đó cho con cháu chúng tôi," Trần, một bác sỹ y khoa, nói.

Monday, October 26, 2020

Hai bin-đinh đẹp ở trung tâm Tp Mississauga

Hai bin-đinh được nhiều cư dân tại đây đặt tên là 'Marilyn Monroe' và 'Brigitte Bardot'*.

Có trự đã hào hứng bảo là "Cư dân ở hai bin đinh này chắc phải đẻ khoẻ lắm".
Người từng ở bin-đinh cười: "Ở đấy mà khoẻ, đóng tiền thuê hàng tháng cho nó bắt mệt!"



*Nhìn 2 cái hông của 2 'nàng' đủ xây xẩm mặt mũi rồi!


Hai đàn chị ở trung tâm Tp Mississauga (trên đường Hurontario)


Sunday, October 25, 2020

Họ, với tư cách nguyên thủ, đã ở đâu và làm gì khi quốc gia lâm vào thảm họa?

Họ, với tư cách nguyên thủ, đã ở đâu và làm gì khi quốc gia lâm vào thảm họa?
Mạnh Kim
19/10/2020

Họ, với tư cách nguyên thủ, đã ở đâu và làm gì khi quốc gia lâm vào thảm họa? Một cái ôm, một cái bắt tay, một lời thăm hỏi chia sẻ…, chẳng có gì quá khó cả. Họ ở đâu và làm gì trước thảm cảnh mà đất nước họ đang hứng chịu? Họ phải có mặt bên cạnh người dân. Họ không thể lảng tránh và nại ra bất kỳ lý do nào để không có mặt. Người dân của họ là con người. Họ cũng là con người. Dù thiếu trái tim đi nữa thì họ vẫn được mặc định “còn” là con người.

... 

 Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.ca


Chủ tịch 78 tuổi của Tập đoàn Samsung, Lee Kun-hee, vừa qua đời

Tin trên BBC tiếng Việt (Quý bạn nhấn vào hàng tiêu đề để đọc toàn văn)

Chủ tịch 78 tuổi của Tập đoàn Samsung, Lee Kun-hee, vừa qua đời
2 giờ trước


Trích:

Ông Lee đã giúp phát triển doanh nghiệp buôn bán nhỏ của cha mình thành một cường quốc kinh tế, đa dạng hóa sang các lĩnh vực như bảo hiểm và vận chuyển.

Dưới sự lãnh đạo của ông, Samsung Electronics cũng đã trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới

Saturday, October 24, 2020

4 loại nhân duyên khiến con trẻ đầu thai vào nhà bạn (tham khảo)

Bài rất nên tham khảo trên Đại Kỷ Nguyên (Một cách lý giải mà nhiều người thấy dễ chấp nhận)

4 loại nhân duyên khiến con trẻ đầu thai vào nhà bạn

Tiểu Lý | DKN 13/03/2020
Trích:

Loại thứ nhất: Báo ơn

Trong những đời trước, nếu bạn có ơn với con cái và hai người rất có duyên phận, thì đời này đứa trẻ sẽ đầu thai tới để báo đáp ân tình của bạn mà trước kia bạn đã dành cho nó. Những đứa trẻ như vậy thông thường khiến bạn ít phải bận tâm. Chúng rất thông minh, đáng yêu, biết vâng lời, rất hiểu chuyện và đặc biệt nhất mực hiếu thuận. Chúng sẽ chăm sóc bạn tận tình vào những năm cuối đời.

Đây chính là nguyên nhân căn bản vì sao chúng ta lại đề xướng mọi người nên kết thiện duyên rộng rãi. Ơn huệ mà bạn dành cho người khác nhiều bao nhiêu thì tương lai phúc báo mà bạn nhận được sẽ nhiều bấy nhiêu

... 



Thursday, October 22, 2020

Nông thôn Việt Nam biến đổi nhờ làn sóng chuyển dịch sản xuất

Đôi giòng: Nhờ mấy gã tư bản nước ngoài 'đang dãy chết' đầu tư vào sản xuất mà dân chúng được no ấm; và Đảng có thêm nhiều phương tiện vật chất để chuẩn bị 'chôn' chúng nó?!
SĐ-NTC

Quý bạn nhấn vào hàng tiêu đề để đọc toàn văn của bài viết trên VnExpress

Nông thôn Việt Nam biến đổi nhờ làn sóng chuyển dịch sản xuất

Trước khi các nhà máy xuất hiện, Bắc Giang còn là tỉnh nghèo, nổi tiếng với gạo, vải và “gà chạy bộ”.

Hiện tại, Bắc Giang đã là điểm dừng chân của cả đại diện Apple và Hon Hai Precision Industry. Tăng trưởng đầu tư nước ngoài vào đây gần như gấp đôi sau mỗi năm, bất chấp đại dịch. Tỉnh này dự báo giá trị xuất khẩu năm nay sẽ chạm 11 tỷ USD, gấp 10 trong 6 năm. Người dân cũng chuyển từ những chiếc xe máy cũ kỹ, bám đầy bụi đất sang xe mới. Một số thậm chí có thể mua ôtô chạy trên những con đường vừa hoàn thiện.

"Cuộc sống giờ rất tốt, nhờ có các nhà máy", ông Nguyen Van Lanh (64 tuổi) cho biết. Gia đình ông từng chẳng đủ tiền mua thịt, nhưng giờ có dãy nhà cho công nhân thuê. Chúng được xây bằng tiền tiết kiệm từ đồng lương làm cho nhà máy của gia đình ông.

Sunday, October 18, 2020

Cách giải quyết nạn nhân mãn tại Trung Quốc (tham khảo)

 Bài trên boxitvn.wordpress.com

Cách giải quyết nạn nhân mãn tại Trung Quốc

Nguyễn Minh (Tokyo)

Trung Quốc và nạn nhân mãn.Trung Quốc và nạn nhân mãn.

Chúng ta đang chứng kiến với tâm trạng đầy lo âu sự “thắng thầu” liên tục của những công ty Trung Quốc, theo đó là đội quân lao động đông đảo đang ồ ạt tràn vào Việt Nam gây tâm lý bất an trong dân chúng.

Hứng chịu làn sóng lao động Trung Quốc vào trong nước không phải là hiện tượng cá biệt ở Việt Nam, mà đang là một xu thế gây lo ngại trên toàn thế giới. Nó cũng không phải là một biểu hiện ngẫu nhiên nào của các công ty Trung Quốc trong quan hệ với các công ty của nước láng giềng Việt Nam, mà đang là một chính sách đại quy mô của chủ nghĩa bá quyền Đại Hán.

Phải nói, tất cả những gì ta biết lâu nay về Trung quốc vốn luôn luôn là một sự bí ẩn và chứa đầy mâu thuẫn mà chúng ta không bao giờ hy vọng giải đáp được thật cặn kẽ và sáng rõ. Nếu căn cứ trên tỷ lệ số dân với diện tích lãnh thổ thì Việt Nam có mật độ dân số đông gấp đôi Trung Quốc hiện nay. Ấy vậy mà người Trung Hoa lại đang tỏa đi khắp năm châu để tìm cách giải quyết nạn nhân mãn nội địa và còn nhằm nhiều mục tiêu khác nữa, trong đó Việt Nam là một trong những điểm đến lý tưởng, bởi các vị đứng đầu chèo lái vận mệnh con thuyền hình chữ S hình như vẫn không lường tính hết những nguy cơ tăng trưởng nhân khẩu đột biến khi có sự du nhập ồ ạt đội quân đông đảo từ đất nước “anh em 16 chữ vàng” này. Thì ra con số 1 tỷ 3 mà Trung Nam Hải rêu rao là một con số ma, còn thực tế thì không phải vậy mà lớn hơn thế nhiều. Bao nhiêu rừng đầu nguồn của chúng ta được họ sẵn lòng thuê với bất kỳ giá nào biết đâu chẳng là để giải tỏa con số ma ấy. Chỉ chừng đó cũng đủ thấy bất kỳ vấn nạn nào Trung Quốc trút sang các nước láng giềng đều là những hiện tượng bắt buộc phải không ngừng cảnh giác.

BVN xin giới thiệu sau đây bài viết của tác giả Nguyễn Minh (Tokyo) đăng trên trang Thông luận. Theo chúng tôi, bài viết cung cấp những thông tin rất quan trọng, có thể giúp các nhà phân tích chính sách trong nước tham khảo. Chúng tôi xin đăng lại toàn văn với một vài biên tập nhỏ, không gây bất cứ thay đổi nào trong nội dung của tác giả.

Bauxite Việt Nam

Ngày 5-3-2010, 3.000 đại biểu đã về Bắc Kinh tham dự khóa họp hàng năm của Quốc vụ viện (tức Chính phủ) Trung Quốc. Đây là hội nghị quan trọng nhất sau đại hội Đảng Cộng sản. Mở đầu khóa họp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói 2010 sẽ là năm quyết định sự thành công của Trung Quốc về kinh tế lẫn xã hội. Trước cuộc khủng hoảng tài chánh quốc tế, ông tuyên bố sẽ giữ nguyên mức tăng trưởng 8%. Ưu tư chính của chính quyền là làm sao san bằng hố cách biệt giàu nghèo ngày càng sâu rộng trong xã hội Trung Quốc bằng cách chia đều phúc lợi của sự tăng trưởng cho toàn xã hội. Để có được tỷ lệ tăng trưởng 8%, dân chúng Trung Quốc phải cố gắng nhiều hơn nữa. Chính quyền tiếp tục tung thêm tiền để thực hiện những chương trình xây dựng nhà ở qui mô đã bắt đầu từ năm 2008 trên toàn đất nước.

Tại sao đến giờ này Bắc Kinh mới chấp nhận chia đều phúc lợi của sự tăng trưởng cho toàn xã hội? Tại vì quả bom dân số có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Nó là tiền thân của những cuộc nổi dậy đẫm máu tại Trung Quốc. Hơn 900 triệu dân nông thôn đang chờ sự nâng đỡ của các chính quyền trung ương và địa phương để có một cuộc sống xứng đáng. Khối người này đang sống trong nghèo khó và không thấy một ánh sáng nào cuối đường hầm. Mỗi năm có hơn 90.000 cuộc nổi dậy chống lại sự hà hiếp và chiếm đoạt tài sản của các cấp chính quyền địa phương.

Tất cả những hứa hẹn của chính quyền và những xáo trộn tại nông thôn đều xuất phát từ một nguyên nhân: nạn nhân mãn.

Dân số Trung Quốc

Cho đến cuối thế kỷ XX, những nhà dân số học vẫn tin rằng 1/5 dân số thế giới sống tại Trung Quốc, với 1,257 tỷ người năm 1999. Khẳng định này, đến cuối thập niên đầu của thế kỷ XXI vẫn còn hiệu lực, với 1,339 tỷ người năm 2009.

Cách tính toán dân số của Trung Quốc cho đến nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Trong vòng 10 năm dân số Trung Quốc đã tăng thêm 82 triệu người, mỗi năm tăng trên 8 triệu người. Đây là một con số rất lớn so với các quốc gia khác, nhưng quá ít so với thực trạng dân số hiện nay của Trung Quốc. Con số 1,339 tỷ dân năm 2009 không đúng sự thật.

Đồng ý rằng tỷ lệ sinh sản của Trung Quốc đã giảm một cách ngoạn mục, từ 5,8 con/phụ nữ năm 1970 xuống 2,4 năm 1990 và 1,75 năm 2007. Đây là một cố gắng vượt bực để kiềm chế nạn nhân mãn. Nhưng trước nạn lão hóa ngày càng tăng cao (100 triệu người trên 65 tuổi năm 2009), từ năm 2002 Bắc Kinh đã cho phép những gia đình khá giả đóng 600 USD để được quyền có hai con. Gần như tất cả những gia đình khá giả vùng duyên hải, từ Mãn Châu xuống Quảng Châu, đều vui vẻ đóng thêm khoảng phụ trội này. Từ năm 2000 đến nay đã hơn 10 năm, dân số Trung Quốc không thể chỉ tăng 82 triệu người.

Từ năm 1949 đến nay, hơn 50 năm đã trôi qua, Trung Quốc không có chiến tranh, không có dịch bệnh, không bị thiên tai, không xảy ra nạn đói, nhất là từ 20 năm trở lại đây đạt được những thành tích phát triển kinh tế cao, đời sống dân chúng trở nên sung túc, tỷ lệ sinh sản tăng gấp đôi tỷ lệ tử vong (năm 2007, tỷ lệ sinh đẻ là 13,4%, tỷ lệ tử vong là 7%), dân số Trung Quốc do đó không thể dừng lại ở con số 1,339 tỷ người năm 2009 như được công bố. Có một cái gì không bình thường trong các cách tính này.

Tại sao chính quyền Trung Quốc cứ che giấu những con số về dân số? Có nạn nhân mãn không? Số người dư thừa đi đâu? Đó là những câu hỏi cần được trả lời.

Cứ nhìn vào những thiên phóng sự về đời sống nông thôn tại Trung Quốc, rất ít gia đình nào chỉ có một con, trung bình là hai con. Phần lớn những đứa con lớn rời thôn quê ra thành thị tìm việc, để lại cha mẹ già với đứa em út. Sau một thời gian làm việc và dành dụm, đứa con lớn gởi tiền về cho cha mẹ tu sửa lại nhà cửa và cho đứa em út ăn học, để sau đó ra thành thị làm việc. Hiện nay có hơn 200 triệu thanh niên nông thôn ra thành thị làm việc. Không biết khi làm thống kê về dân số chính quyền Trung Quốc liệt những thanh niên nông thôn này vào nơi nào, thôn quê hay thành thị? Thêm vào đó, những thanh niên nông thôn này khi lập gia đình và có con thơ, phần lớn đều đem về nông thôn cho cha mẹ nuôi giùm. Khi làm thống kê, những đứa trẻ này không được tính vào dân số thành thị, trong khi tại nông thôn chúng được coi là dân thành thị nên cũng không được tính vào dân số nông thôn.

Sự quên lãng này không phải tình cờ. Nó được các cấp chính quyền địa phương chấp nhận miễn là chủ gia đình chịu đóng 600 USD và những khoản phụ phí giao tế khác cho mỗi đứa con. Đối với trung ương, dân số không tăng nhanh là dấu hiệu của sự phát triển, chính quyền đã kềm chế được nạn nhân mãn. Nhưng trong thực tế nạn nhân mãn đang xảy ra. Dân số thật sự của Trung Quốc hiện nay phải trên 1,5 tỷ người.

Làm cách nào để nuôi một dân số đông đảo?

Không có phép lạ nào hết. Tất cả mọi người đều phải làm việc để có ăn. Vấn đề là làm sao nuôi hơn 1,5 tỷ miệng ăn.

Từng là quốc gia xuất khẩu lương thực, Trung Quốc ngày đang nhập khẩu lương thực để nuôi một dân số khổng lồ. Tình trạng này chỉ tăng thêm trong những ngày sắp tới, khu vực tả ngạn sông Hoàng Hà ngày nay chỉ còn là một vùng đồi núi ô trọc, nhiều vùng đồng bằng phía Bắc trước kia là vựa lúa mì nay đang bị sa mạc hóa. Một số vùng đất dọc các bờ sông cũng không trồng trọt được vì bị chất độc từ các nhà máy hóa chất thải ra làm ô nhiễm nhiều vùng đất rộng

Nông thôn Trung Quốc trước kia là địa bàn sản xuất lúa gạo và nông sản phẩm, nay đang biến thành những làng xã, thị trấn nhỏ để chứa đựng trọng lượng dân số gia tăng do đời sống sung túc từ các trung tâm đô thị mang lại. Thêm vào đó, trước nạn rời bỏ thôn quê ra thành thị tìm việc, số người canh tác nông nghiệp ngày càng ít đi trong khi số miệng ăn ngày càng gia tăng. Tại nhiều nơi, nông dân phải ra thành thị mua lương thực vì chi phí sản xuất quá cao (xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hột giống, vật tư).

Làm cách nào để nuôi một dân số đông đảo? Tạo ra công ăn việc làm. Những đô thị lớn dọc bờ biển Đông Hải, do sự năng động của giới doanh nhân nhà nước và tư nhân, đã trở thành những trung tâm tuyển dụng lao động khổng lồ và là xưởng sản xuất hàng hóa chung cho cả thế giới. Sự phồn thịnh của những trung tâm sản xuất này kéo dài trong suốt 20 năm qua, từ thập niên 1990 đến nay, và đã nâng cao mức sống người dân và mang lại sự phồn vinh cho đất nước. Một cách vô tình, hố cách biệt giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị được san bằng. Mỗi năm hàng triệu thanh niên ra thành thị tìm việc làm để nuôi gia đình còn ở lại nông thôn.

Trước sự năng động và phát triển của những trung tâm sản xuất này, trình độ kỹ thuật của lao động Trung Quốc cũng nhờ đó được nâng cao. Mỗi năm hàng chục triệu thanh niên thành thị khác gia nhập vào đội quân lao động đã có sẵn. Những đại học và những trung tâm huấn nghiệp đã kịp thời đào tạo và huấn luyện thanh niên Trung Quốc thích nghi với những phương tiện sản xuất tiên tiến nhất, đặc biệt là ngành xây dựng (cơ xưởng, nhà máy, cao ốc) và hạ tầng cơ sở (đường sá, cầu cống, bến cảng, phi trường) mà đa số là người phái nam. Bên cạnh đó, để phục vụ cho đội quân lao động khổng lồ này, là sự hình thành một đội quân phục vụ trong các ngành may mặc, ăn uống, giải trí và buôn bán lẻ, mà đa số là phái nữ.

Nhưng sự phồn vinh nào cũng đến hồi kết thúc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm khựng lại guồng máy sản xuất hàng hóa cho cả thế giới. Rất nhiều nhà máy sản xuất đã phải đóng cửa vì thiếu đơn đặt hàng, hàng triệu người đã bị sa thải. Trong khi đó, những văn phòng trong các cao ốc vừa được dựng lên vắng thưa người mua, hàng triệu công nhân trong ngành xây cất bị buộc thôi việc. Nạn nhân trực tiếp của tình trạng thất nghiệp thành thị này là những thanh niên nông thôn.

Phải làm gì? Giải quyết bằng cách nào? Khuyến khích họ trở về quê? Ai chịu về? Đó là những câu hỏi mà giới cầm quyền Trung Quốc ngày đêm lo lắng.

Hiện nay có hơn 200 triệu lưu dân (thanh niên nông thôn lang thang trong các thành phố lớn tìm việc), họ sống như những du mục, nay đây mai đó, rất khó kiểm soát. Sự phát triển của Trung Quốc trong suốt 30 năm qua chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực dồi dào và rẻ tiền từ nông thôn. Họ đã chấp nhận làm việc trong những điều kiện mà không một công nhân quốc tế nào chịu làm. Gọi là nô lệ thì hơi quá đáng vì được trả lương, nhưng điều kiện làm việc của họ đúng là của những nô lệ: ăn ngủ tại chỗ, làm việc 16 giờ một ngày, có khi làm cả 3 ca trong 24 giờ và 7/7 ngày trong tuần lễ, với một đồng lương rất thấp: 5 USD/ngày, tức 150 USD/tháng.

Hơn nữa quen với đời sống sạch sẽ và tiện nghi tại thành thị, nơi có phúc lợi cao hơn nông thôn gấp nhiều lần, không một thanh niên nông thôn nào chịu về quê cũ chờ thời. Chính quyền Trung Quốc cũng không thể vắt chanh bỏ vỏ bằng cách xua đuổi những thanh niên này về lại nông thôn, họ là những người đã từng hy sinh để Trung Quốc đạt được những chỉ tiêu phát triển ngoạn mục. Không nên khơi động sự nổi giận của quần chúng nông thôn, vì không ai biết những gì sẽ xảy ra. Mao Trạch Đông trước kia đã biết vận động sự nổi giận của quần chúng nông thôn để ủng hộ ông chiếm chính quyền. Phải tìm cho bằng được một giải pháp thay thế.

“Thảo xuất khẩu”, một chính sách dân số mới

Từ năm 2003 trở lại đây, chính quyền Trung Quốc đã cho thành lập nhiều văn phòng dịch vụ tuyển mộ nhân công ra nước ngoài làm việc, trong chính sách “thảo xuất khẩu”, gọi chung là xuất khẩu lao động. Chính sách này nhắm vào nhiều mục tiêu.

Trước hết và gần nhất là giải quyết được nạn thất nghiệp đang đe dọa sự ổn định của Trung Quốc. Khuyến khích hai trăm triệu lưu dân đang lang thang trong các thành phố ghi danh ra nước ngoài làm việc, chính quyền vừa thỏa mãn được ước mơ làm giàu (vì làm việc tại nước ngoài được trả lương cao hơn từ ba đến bốn lần trong nước), vừa tổ chức những người muốn ghi danh ra nước ngoài thành đội ngũ để dễ bề kiểm soát (qua các chương trình đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ).

Kế đến và trong trung hạn là xây dựng được một đội ngũ quan sát viên tại nước ngoài. Những người lao động xuất khẩu này sẽ là những ống kính quan sát giúp cho giới lãnh đạo và đầu tư Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường địa phương. Càng ở lâu và càng quen với nếp sống của dân cư địa phương, hàng hóa của Trung Quốc sẽ càng thích nghi với những thị trường mới.

Sau cùng và trong dài hạn là giải quyết được phần nào nạn nhân mãn trên lục địa Trung Hoa. Sự hiện diện đông đảo của người Trung Quốc tại các nước ngoài càng mở rộng khả năng xuất khẩu để thu về ngoại tệ và tài nguyên cho Trung Quốc, đó là những đầu mối kinh tế và văn hóa mà Trung Quốc đang rất cần. Đây sẽ là đội quân thứ năm mà thế giới từng lo ngại, vì cho dù có thế nào, những người Trung Quốc này chỉ có thể làm lợi cho Trung Quốc hơn là cho quốc gia tạm dung. Khi hợp đồng lảm việc hết hạn, phần lớn những công nhân này tìm cách ở lại quốc gia địa phương để sinh sống bằng nghề buôn bán.

Sự ra đời của chính sách này cũng nhằm hạn chế, hay cắt đứt quan hệ ngoại giao và kinh tế của Đài Loan với các nước Á Phi khác.

Để chính sách thảo xuất khẩu được tiến hành tốt, Bắc Kinh đề ra ba nguyên tắc, đó là không can thiệp vào sinh hoạt chính trị nội bộ, quyền được phát triển và trách nhiệm tương ứng.

Nguyên tắc không can thiệp vào sinh hoạt nội bộ của những quốc gia bạn thể hiện cụ thể qua các chương trình viện trợ không kèm theo điều kiện chính trị. Đây là lời nhắn đến các quốc gia dân chủ phương Tây khi lên tiếng bênh vực những người Tây Tạng, Uyghur tại Tân Cương hay tín đồ Pháp Luân Công bị đàn áp, cách đối xử của Bắc Kinh đối với những cộng đồng này là những vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Để chứng minh, Bắc Kinh đã tỏ ra thân mật với lãnh tụ các quốc gia độc tài từ Châu Phi đến Iran, Miến Điện và Bắc Triều Tiên. Như vết dầu loang, nhiều nước ở Á Phi và Châu Mỹ La Tinh đã rất dè dặt khi nhận tiền viện trợ từ các nước phương Tây và các cơ quan tài chánh quốc tế vì sợ bị ép buộc tôn trọng nhân quyền, tự do và dân chủ.

Về quyền được phát triển: nguyên tắc này thật ra chỉ để dành riêng cho Trung Quốc. Một mặt Bắc Kinh muốn thế giới nhìn nhận Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển để tiếp tục nhận sự giúp đỡ (mặc dù GDP đứng thứ nhì thế giới). Hai là để thử khả năng nhượng bộ của thế giới đối với Trung Quốc dừng lại ở mức nào khi Bắc Kinh không tôn trọng những thỏa hiệp quốc tế đã ký. Nói chung, Trung Quốc đòi thế giới phương Tây giúp đỡ nhiều hơn là giúp các quốc gia khác phát triển.

Về trách nhiệm tương ứng: đây là nguyên tắc ngược lại với hai nguyên tắc trên. Trung Quốc tự nhận là một nước lớn để có tiếng nói trước các vấn đề lớn của thế giới, nhưng lại thêm vào hai chữ tương ứng để giới hạn khả năng chi tiền, vì vẫn tự coi là một quốc gia đang phát triển chưa đủ yếu tố để trở thành một cường quốc có trách nhiệm.

Nói tóm lại, những mục tiêu và nguyên tắc của chính sách thảo xuất khẩu chỉ nhằm phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc chứ không vì một lý tưởng nào khác.

Mục tiêu ngắn hạn và trước mắt: giải quyết nạn thất nghiệp

Theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, số người Trung Quốc làm việc tại nước ngoài hiện nay đã lên đến trên một triệu người, đa số tại các quốc gia Châu Phi. Trong tương lai gần con số này sẽ gia tăng hơn nữa, thị trường lao động quốc tế đang cần rất nhiều người làm việc trong các đại công trình xây dựng hạ tầng cơ sở tại những quốc gia đang phát triển vì nhân công địa phương chưa đủ trình độ đảm nhiệm một mình và nhân công phương Tây không chịu làm việc trong những điều kiện khó khăn như trong sa mạc hay vùng rừng núi nhiệt đới với đồng lương thấp.

Trái với suy tưởng của mọi người, mặc dù làm việc như một nô lệ, số người Trung Quốc tình nguyện làm đơn ra nước ngoài làm việc rất đông. Tất cả chỉ vì một lý do duy nhất: Tiền. Lương một công nhân Trung Quốc làm việc tại nước ngoài cao hơn một công nhân trong nước gấp ba lần, trung bình từ 300 đến 500 USD/tháng, vì được lãnh thêm giờ phụ trội và ăn uống miễn phí. Đối với chủ thầu Trung Quốc, mướn một công nhân Trung Quốc cho dù phải trả lương cao hơn họ vẫn có lời vì vừa bảo đảm thời gian hoàn thành công tác vừa ít tốn kém hơn là thuê một công nhân địa phương. Thêm vào đó, công nhân Trung Quốc dễ bảo hơn công nhân địa phương vì cùng ngôn ngữ và biết châp hành kỷ luật hơn. Hơn nữa vì chỉ xuất khẩu lao động sang những quốc gia đang phát triển hay đang trên đường phát triển, nghĩa là còn chậm tiến, trình độ kỹ thuật tại những quốc gia này không cao nên rất phù hợp với khả năng của công nhân Trung Quốc.

Với phong trào thảo xuất khẩu này, Bắc Kinh sẽ giải quyết một phần nào gánh nặng thất nghiệp đang đè nặng trên cỗ xe phát triển. Hiện nay trên thế giới có 30 triệu công nhân xuất khẩu, trong đó Trung Quốc chỉ chiếm 1/30 thị trường. Bắc Kinh dự trù sẽ chiếm ít nhất 1/5 thị trường này, do đó đang đào tạo và huấn luyện thêm chuyên viên để có thể xuất khẩu từ 3 đến 5 triệu người ra nước ngoài trong vòng 10 năm tới. Nếu đạt được con số này, ngoại tệ do những người này mang về nước sẽ tăng thêm gấp bội. Một viên đạn trúng hai mục đích: vừa giải quyết được nạn thất nghiệp trong nước, vừa mang thêm ngoại tệ mạnh vào trong nước.

Mục tiêu trung hạn: xây dựng tai mắt tại nước ngoài

Vì thiếu tài nguyên thiên nhiên và nhiên liệu, Trung Quốc buộc phải tung người và tung tiền ra nước ngoài mang về phục vụ nền kinh tế đang phát triển của mình. Trong lãnh vực này sự cạnh tranh rất gay gắt. Vì có mặt chậm trễ trên những vùng giàu có tài nguyên thiên nhiên tại Châu Phi và Nam Mỹ, Trung Quốc đã trả một giá khá đắt để thu về những tài nguyên mà mình đang thiếu, đa số là những khu vực mà các quốc gia cựu thuộc địa cho rằng không còn mang lại hiệu năng kinh tế mong muốn.

Để tiếp cận với các nước Châu Phi và Nam Mỹ giàu tài nguyên, chính quyền và các công ty quốc doanh Trung Quốc áp dụng phương pháp win-win (thắng-thắng), nghĩa là hai bên cùng có lợi. Quốc gia có tài nguyên được Bắc Kinh cấp viện trợ để phát triển hạ tầng cơ sở, các công ty quốc doanh Trung Quốc xây dựng cơ xưởng, nhà máy khai thác và chế biến, bù lại Trung Quốc được quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên mang về nước, gọi là “giải pháp trọn gói”. Đây cũng là phương pháp hành động của các xí nghiệp Trung Quốc tại nước ngoài.

Để giản dị hóa vấn đề và cũng để rút ngắn thời gian đào tạo nhân sự địa phương để đưa vào khai thác, các công ty Trung Quốc đưa thẳng lực lượng lao động từ mẫu quốc sang làm việc, vừa tiết kiệm được chi phí đào tạo vừa bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu mong muốn. Đây là những người lính tiền phương không súng ống nhưng có trình độ kỹ thuật hơn lực lượng lao động địa phương.

Để bảo đảm quyền khai thác tài nguyên lâu dài tại nước ngoài, xây dựng một đội ngũ nhân sự làm tai mắt tại nước ngoài là một bắt buộc, nếu không muốn nói là yêu cầu sống còn của Trung Quốc. Đội ngũ này không ai khác hơn là lực lượng lao động xuất khẩu hiện đang có mặt tại khắp nơi trên thế giới. Khác với những lao động xuất khẩu nước ngoài khác, những công nhân này được tổ chức thành đội ngũ (như trong đảng và quân đội) và chỉ làm việc cho những công ty Trung Quốc, do đó không lệ thuộc nhiều vào luật pháp của quốc gia địa phương. Mặc dù là công nhân làm việc trong lãnh vực tư, họ được chính quyền Trung Quốc trực tiếp bảo vệ, do đó được đối xử gần như theo qui chế ngoại giao.

Nói cách khác, lực lượng lao động xuất khẩu này là những sứ giả được cử ra nước ngoài làm việc vì quyền lợi của Trung Quốc. Những người này đã từng nằm gai nếm mật trên những công trường nổi tiếng khó khăn, biết chỗ nào là quyền lợi lâu dài của Trung Quốc, biết chỗ nào là cạm bẫy để các công ty tại mẫu quốc tránh né.

Chẳng hạn tại Angola, một quốc gia Châu Phi vừa ra khỏi chiến tranh sau 28 năm nội chiến. Mặc dù có rất nhiều tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, không một quốc gia cựu thuộc địa hay phương Tây nào chịu bỏ tiền ra để đầu tư vì tham nhũng đang hoành hành. Bắc Kinh liền lợi dụng thời cơ thâm nhập vào để chiếm lĩnh thị trường. Năm 2004, Bắc Kinh đề nghị giúp Luanda (thủ đô Angola) từ 7 đến 10 tỷ USD để xây dựng lại hệ thống hạ tầng cơ sở. Hơn 30 dự án đã được chấp thuận, đặc biệt là nhà máy lọc dầu tại Lobito và con đường bờ biển đến biên giới nước Congo-Zaire. Nhưng sau ba năm bỏ vốn và đưa người qua làm việc, Bắc Kinh cảm thấy như đổ tiền vào một lỗ hỗng không đáy, hơn một phần ba số tiền bỏ ra (khoảng 4 tỷ USD) đã lọt vào túi những cấp lãnh đạo địa phương. Bắc Kinh và giới tài phiệt Trung Quốc chưa đánh giá đúng mức nạn tham nhũng tại Châu Phi. Những chuyên viên Trung Quốc làm việc tại chỗ đã báo trước tệ nạn tham nhũng này nhưng Bắc Kinh không tin. Sau khi bị mất trắng và không hy vọng thu hồi được, Bắc Kinh mới quyết định bỏ rơi dự án xây dựng con đường huyết mạch Lobito-Zaire và đem theo toàn bộ máy móc và trang thiết bị đi nơi khác.

Nhờ sự báo động kịp thời của lực lượng lao động tại chỗ, Bắc Kinh đã tránh được những cạm bẫy tương tự tại Nigeria. Một hợp đồng 2 tỷ USD xây dựng nhà máy lọc dầu tại Kaduna đã bị công ty dầu lửa CNPC của Trung Quốc hủy bỏ. Tại Zambia cũng thế, công ty khai thác mỏ đồng của Trung Quốc đã rút lui sau khi được báo động là chính quyền địa phương đòi thêm tiền khai thác. Bù lại, cũng nhờ những thông tin kịp thời từ nhiều lao động xuất khẩu mà các công ty khai thác mỏ quặng của Trung Quốc đã có mặt tại những nơi có trữ lượng dầu thô (Saudi Arabia, Angola, Nigeria, Sudan), đồng (Zambia, Mauritania), cobalt (Congo-Zaire), sắt, manganese, chrome, platinium, uranium (Nam Phi), kim cương (Rhodesia), gỗ (Gabon) và bông vải (Burkina Fasio) quan trọng với phẩm chất cao.

Mục tiêu dài hạn: giải quyết nạn nhân mãn tại mẫu quốc

Quốc gia đông dân nào cũng có một chính sách nhân mãn. Giải quyết bằng cách nào tùy thuộc vào triết lý chủ đạo và trình độ văn hóa của các cấp lãnh đạo. Trung Quốc là một quốc gia lớn, dân số chiếm 1/5 dân số thế giới, đây là một mối lo lớn vì nếu không có biện pháp giải quyết ngay từ bây giờ, nạn nhân mãn tại mẫu quốc sẽ dẫn đến nội loạn với nhiều hậu quả không thể lường trước.

Chính sách một con đã không giải quyết được vấn đề mà còn là một sai lầm về dân số (thiếu phụ nữ, số người già tăng nhanh trong khi số thanh niên bước vào tuổi lao động tăng chậm, gây mất thăng bằng trong phân phối lao động). Chính sách đóng thêm tiền (600 USD) để có hai con trong một gia đình chỉ đào sâu thêm hố cách biệt giàu nghèo. Chính sách hạn chế người từ nông thôn ra thành thị chỉ gây thêm bất mãn vì nông dân cũng đòi hỏi được quyền thụ hưởng những phúc lợi do phát triển mang lại. Cách hay nhất là khuyến khích tự nguyện hạn chế sinh đẻ, nhưng dân chúng Trung Quốc chưa sẵn sàng đáp ứng.

Giải quyết nạn nhân mãn bằng cách nào ? Chính sách mới hiện nay là xuất khẩu ồ ạt lao động ra nước ngoài, rồi tìm cách ở lại bằng mọi giá tại quốc gia sở tại để làm bàn đạp đưa người (thân nhân) và hàng hóa vào bán. Sau cùng là thành lập những cộng đồng người Hoa bản xứ như đã từng xảy tại các quốc gia Đông Nam Á và phương Tây, với những China Town, nơi tiêu thụ hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc. Nhất cử lưỡng lợi. Mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh hiện nay là làm sao xây dựng cho bằng được một lực lượng Hoa kiều thật đông đảo tại khắp nơi trên thế giới thì tương lai của Trung Quốc được bảo đảm trong dài hạn. Nền kinh tế của Trung Quốc sẽ không còn gặp các vấn đề như thị trường tiêu thụ, tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu sản xuất vì đã có lực lượng Hoa kiều này đảm trách. Cộng đồng Hoa kiều này sẽ là những đầu cầu kinh tế và văn hóa để mang ngoại tệ về mẫu quốc. Đội quân thứ năm này sẽ thay mặt Trung Quốc tranh thủ cảm tình các chính quyền và dân chúng địa phương và thay thế dần dần cộng đồng người Hoa hải ngoại, một trong những trung tâm quyền lực kinh tế tài chánh mạnh nhất thế giới, có nhiều cảm tình với Đài Loan.

Chủ trương viện trợ và xuất khẩu lao động ra nước ngoài cũng là một cách để loại trừ ảnh hưởng của Đài Loan ra khỏi một số địa bàn kinh tế chiến lược trên thế giới. Trong vòng 10 năm Đài Loan đã mất những đồng minh kinh tế chính tại Châu Phi như tại Nam Phi (1998), Sénégal (2005), Chad (2006), Malawi (2007), trong tương lai sẽ đến lượt Chile và Costa Rica tại Châu Mỹ. Hiện nay chỉ còn những quốc gia Châu Phi nhỏ như Swaziland, Gambia, Burkina Faso và Sao Tome-Principe còn giữ quan hệ ngoại giao và kinh tế với Đài Loan, vì là những quốc gia sản xuất đá quí và kim loại hiếm.

Cũng nên biết, Đài Loan thi hành chính sách nhân mãn và truy tìm tài nguyên thiên nhiên tại nhiều quốc gia khác từ nhiều năm qua bằng cách thuê dài hạn hay mua luôn những vùng đất rộng lớn tại Đông Nam Á hay những hải đảo nhỏ tại vùng Polynesia trên Thái Bình Dương để đưa người sang canh tác. Khác với Trung Quốc, sự tiếp cận của Đài Loan với các quốc gia giàu tài nguyên hiếm quí hoàn toàn vì mục đích kinh tế, chứ không phải để làm tai mắt hay di dân.

Sự hiện diện của người Trung Quốc tại Châu Phi tăng nhanh một cách đáng kể. Năm 1999, toàn lục địa Châu Phi chỉ có dưới 100.000 người Trung Quốc, hiện nay đã lên đến một triệu người. Các phố Tàu, các bảng hiệu tiếng Hoa treo khắp nơi, hàng hóa made in China tràn ngập. Riêng người Trung Quốc tại cộng hòa Nam Phi lên đến 400.000 người. Với Giải bóng đá thế giới Fifa 2010 được tổ chức tại Nam Phi, phong trào tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc có cơ nổ bùng. Không riêng gì tại Châu Phi da đen, cộng đồng người Trung Quốc cũng có mặt đông đảo tại những quốc gia Ả Rập Hồi giáo miến bắc Châu Phi và trong Vùng Vịnh. Lực lượng Hoa kiều tại chỗ đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người địa phương qua các dịch vụ cung cấp hàng may mặc, đồ điện gia dụng giá rẻ và lương thực. Hàng trăm ngàn người Châu Phi dự phần vào quá trình bán lẻ hàng Trung Quốc cũng nhờ đó khá giả theo.

Thành quả của sự mở rộng ra nước ngoài

Ưu tư chính của Bắc Kinh khi mở rộng ra nước ngoài rất giản dị, đó là thu mua nguyên nhiên vật liệu và tài nguyên thiên nhiên về mẫu quốc để chế biến và xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ.

Đối với Châu Phi: Từ 2000 đến 2007, tổng ngạch trao đổi giữa Châu Phi với Trung Quốc đã tăng lên gấp 7 lần, từ 10 lên 70 tỷ USD, và trở thành đối tác chính thứ hai tại Châu Phi, sau Pháp nhưng trên Mỹ. Theo giới quan sát, đây chỉ là bước đầu vì trình độ kỹ thuật của Trung Quốc không cao nên rất thích hợp khả năng của người Châu Phi, hơn nữa với một lực lượng lao động cần cù và hùng hậu tất cả mọi công trình đều hoàn tất đúng thời hạn và với giá thấp, Trung Quốc có thể chiếm lĩnh trí dẫn đầu.

Về khai thác và nhập khẩu dầu thô, Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ: dầu thô mua từ Châu Phi chiếm 20% lượng dầu thô nhập khẩu, đặc biệt là Saudi Arabia và Angola. Các công ty quốc doanh tiêu biểu nhất của Trung Quốc đều có mặt tại Châu Phi, như Tập đoàn Dầu mỏ khí đốt (CNPC), Tập đoàn hóa chất dầu lửa Trung Quốc (Chinopec), Tổng công ty dầu hỏa Hải Dương Trung Quốc (CNOC) và nắm quyền khai thác và bán sỉ, bán lẻ ở 25 địa điểm trên toàn Châu Phi. Kế đến là các tập đoàn khai thác mỏ quặng, như Tập đoàn Tư kim (Tập đoàn Holding), Tập đoàn khai mỏ, Tập đoàn khoáng sản màu, Tập đoàn luyện kim, Tập đoàn tài nguyên Trung Tín (Citic) cũng đều có mặt tại Châu Phi.

Theo Bộ Ngoại thương Trung Quốc, cho đến nửa đầu năm 2009, tổng ngạch đầu tư vào Châu Phi đã lên đến 875 triệu USD. Ngân hàng công thương Trung Quốc nắm giữ được 20% chứng khoán của Standard Bank (Nam Phi), ngân hàng lớn nhất của Châu Phi. Trung Quốc cũng đầu tư xây dựng Nhà máy phát điện bằng than đá lớn nhất tại Botswana với 800 triệu USD và chuẩn bị xây dựng 60 công trình khác trên toàn Châu Phi. Trong Diễn đàn hợp tác Trung Phi tổ chức tại Ai Cập tháng 11-2009 vừa qua, Trung Quốc hứa sẽ cho vay 10 tỷ USD với lãi suất thấp suất để phát triển Châu Phi. Số tiền này được dùng để tài trợ các dự án phát triển hạ tầng cơ sở do các công ty xây dựng Trung Quốc thực hiện, như Trung Quốc trung thiết (đường sắt), Trung Quốc trung tài quốc tế công trình, Trung Quốc thủy lợi kiến thiết. Tóm lại, mục tiêu chiến lược chính của Trung Quốc tại Châu Phi là khai thác tài nguyên mang về mẫu quốc càng nhanh và càng nhiều. Nói chung, với những số tiền đầu tư khổng lồ này, Trung Quốc đã góp phần làm phát triển và nâng cao mức sống của người Châu Phi.

Nhưng chính sách diều hâu tài nguyên và thái độ trịch thượng của người Trung Quốc đối với các dân tộc Châu Phi da đen đang gây một làn sóng chống đối âm ỉ và đang chờ cơ hội bộc phát dữ dội. Tại một số nơi, dân chúng Châu Phi đang biểu lộ sự bất mãn trước sự hiện diện ồ ạt của lao động Trung Quốc và thương gia Trung Quốc. Lao động Trung Quốc dành hết công ăn việc làm trong các công trình xây dựng, hàng hóa rẻ của Trung Quốc đã bóp chết nền tiểu thủ công nghiệp địa phương, như giầy dép, vải, đồ sành sứ. Nhiều cuộc xuống đường chống đối người Trung Quốc đã xảy ra tại Senegal, Zambia, Zimbabue, Nam Phi. Ngược lại, các công ty đầu tư Trung Quốc cũng đã bắt đầu bỏ rơi những nơi bị coi là bất ổn và mất an ninh như mỏ đồng Chambisi (Zambia). Các chính quyền Châu Phi đã thấy sự giới hạn về kỹ thuật của các công ty khai thác dầu ngoài khơi của Trung Quốc và đang tìm lại những đối tác cũ là các công ty Hoa Kỳ, Anh và Pháp. Thêm vào đó, nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ và che chở những chế độ độc tài bị lên án gây tội ác chống loài người như Sudan tại Darfur.

Đối với ASEAN : Sự hiện diện của Trung Quốc tại Đông Nam Á rất đa dạng, lúc thì trực tiếp lúc thì gián tiếp, nhưng không bỏ lỡ một cơ hội nào. Trong số 10 nước ASEAN, Trung Quốc nhắm vào 5 nước ở vùng biên giới phía Nam là Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Nhưng ưu tư chính của Trung Quốc là làm sao xây dựng cho bằng được những đường vận chuyển hàng hóa và tài nguyên từ vùng Hoa Nam đến các hải cảng theo hướng Bắc-Nam và Đông-Tây, từ Vịnh Thái Lan lên đến Vân Nam và từ Biển Đông Việt Nam lên đến Côn Minh. Trước đó Nhật Bản, qua Liên Hiệp Quốc, đã góp phần chính trong việc đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ Đông-Tây và Bắc-Nam. Không chịu thua, Trung Quốc trực tiếp đầu tư ba tuyến đường sắt: Bắc-Nam từ Côn Minh đến Singapore, qua Hà Nội, Sài Gòn, Bangkok, Kuala Lumpur; Đông-Tây từ Hà Nội đến Nakhon Phanom; từ Côn Minh đến Chiang Mai. Với ba đường sắt chính này, Trung Quốc sẽ đầu tư tân trang lại những tuyến đường sắt liên ASEAN, khu vực Hoa Nam của Trung Quốc sẽ còn bị cô lập trong đất liền.

Thái Lan là quốc gia ASEAN được Trung Quốc ưu ái nhất, vì Thủ tướng Abhisit Vejjajiva là một người gốc Hoa (tên Viên Thừa Lợi) và những thành phần quan trọng nhất trong Chính phủ đều là người gốc Hoa. Những người này đã dành cho Tổ quốc những ưu đãi mà không quốc gia nào có, đó là quyền được xây dựng những khu công nghiệp chuyên dụng cho các xí nghiệp Trung Quốc ở Rayon, ngoại ô Bangkok, và hành lang Đông-Tây thứ hai.

Với những số tiền viện trợ ODA của Trung Quốc dành cho 4 quốc gia nghèo nhất ASEAN (Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar), những tập đoàn xây dựng Thái đã cùng với các công ty Trung Quốc dàn xếp để trúng thầu xây dựng các công trình lớn như sân vận động quốc tế ở Myanmar, các cây cầu nối liền hai bờ sông Mekong, hội nghị trường quốc tế ở Vientiane. Riêng sân vận động Vientiane do Trung Quốc xây dựng để kịp thời tổ chức Sea Games tháng 12-2009.

Cũng nên biết, trong các công trình này Trung Quốc không những tham gia vốn, vật tư mà còn gửi hàng chục ngàn lao động vào để thực hiện các công trình xây dựng. Đó là lý do tại sao có sự hiện diện của lao động Trung Quốc tại ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam để khai thác đá quí, bauxite, vàng, đồng.

Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã trở thành đối tác lớn nhất về xuất nhập khẩu. Hình ảnh từng đoàn phu khuân hàng dọc các đường đèo hiểm trở trong vùng biên giới giữa hai nước đã biến mất. Bây giờ là một xa lộ lớn nối liền Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, đến Hà Nội qua đường Bằng Tường. Các trường đại học và cao đẳng ở Nam Ninh đang được mở rộng để ưu tiên đón tiếp con em các nhân vật lớn trong chính phủ của ba nước Đông Dương vào học. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng được đào tạo tại đây.

Nói tóm lại, sự hiện diện ồ ạt của các công ty đầu tư và lực lượng lao động Trung Quốc tại nước ngoài đang làm dư luận quốc tế lo ngại. Giới tài phiệt Trung Quốc tại nước ngoài đã không ngần ngại nhe nanh giương vuốt đe dọa những ai đe dọa quyền lợi của họ tại hải ngoại. Người ta đang chờ Trung Quốc sa chân tại một khúc quanh nào đó để nhắc nhở cho họ bài học khiêm tốn.

Saturday, October 17, 2020

Thuyết “nhân mãn” - hai thế kỷ nhìn lại (tham khảo)

Bài trên tạp chí Sông Hương (http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c315/n17470/Thuyet-nhan-man-hai-the-ky-nhin-lai.html)


 Thuyết “nhân mãn” - hai thế kỷ nhìn lại


LÊ ĐỖ HUY 

Cựu học trò thời bao cấp hẳn đều sốc bởi cách trình bày của Malthus (1766 - 1834): dân số quả đất tăng theo cấp số nhân, trong khi sản lượng thực phẩm cung cấp tăng theo cấp số cộng…

Thuyết “nhân mãn” - hai thế kỷ nhìn lại
Ảnh: internet

Malthus đề cập các cách hạn chế mức tăng dân số theo hướng can thiệp cứng (positive checks): nạn đói, bệnh dịch, chiến tranh, và các giải pháp ngăn ngừa (preventive checks): kết hôn muộn, tránh thai kể cả (nạo thai), mãi dâm, cách sống độc thân… Quan điểm có vẻ thực dụng, và không ngại bạo lực, khiến ông bị một số nhà tư tưởng đương thời chỉ trích. Nhưng công trình “đầu tay” này của Malthus phân tích về dân số (1798) tạo một sốc nhận thức thời đó, khi quan niệm chung là: dân số càng tăng thì kinh tế càng phát triển.

Malthus sai?

Malthus cũng bị các tiền bối của hệ tư tưởng và học giả thời Xô viết phê phán dữ dội. Những ai sinh khoảng thập kỷ 60 (6X) được học sinh vật dưới ánh sáng của các “học giả” tù mù như Mít su rin, Lư xen cô, tới một điểm sáng hơn, khi học thuyết Darwin đã được dạy (tuy một thời vẫn song hành kỳ lạ với bài học thực nghiệm tậm tịt của các ngài Mit và Lư!), thì thấy Darwin vẫn bị Lư xen cô “phang” trên báo Liên Xô, vì Darwin đã đôi lần xác nhận rằng ông chịu ảnh hưởng của Malthus khi xây dựng thuyết về nguồn gốc các loài (xác lập nhờ chọn lọc tự nhiên)…

Bóng ma “nạn nhân mãn” ám ảnh ghê gớm không ít 6X khi lo chuyện hôn nhân, nhưng không dễ dàng tìm hiểu Malthus sâu hơn. Từ điển bách khoa Liên Xô 1986 viết về Malthus: “… nhà kinh tế chủ trương một luận thuyết phản khoa học, khẳng định rằng thất nghiệp và tình cảnh khốn khổ của người lao động dưới CNTB là kết quả của sự dư thừa tuyệt đối nhân khẩu, và do tác động của quy luật phân phối dân cư tự phát”.

Sau hai thế kỷ, Malthus có lúc bị phê phán dữ dội, nhất là sau khi xuất hiện khái niệm “cách mạng xanh”. Malthus đã không đoán trước được rằng thành tựu công nghệ cho phép tăng đột biến sản lượng lương thực, thực phẩm. Cứ cho là Malthus đã dự báo được là nhân khẩu của thế giới tăng từ 1 tỉ (thời của ông) lên tới hơn 6 tỉ người, thì ứng dụng công nghệ hiện đại nay đã giúp tăng sản lượng thực phẩm lên 6 lần, một số học giả phương Tây “chê” Malthus. Chống lại họ, đã hình thành trường phái Malthus mới (Neo - Malthusian), manh nha từ sau khi trái đất chịu thảm họa bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II.

Đầu thiên niên kỷ, nghiên cứu của Worldwatch Institute(1) cho hay ở hơn 30 nước trên quả đất, mức tăng dân số xấp xỉ số “0”: Nhật, Pháp, Anh, Tây Ban Nha… Tổng dân số của ba chục nước này là khoảng 2 tỉ người. Vậy là với 1/3 nhân loại, thuyết Malthus không đúng?

Malthus đúng 2/3?

Tuy nhiên, Worldwatch Institute viết tiếp, ở các nước thuộc 2/3 nhân loại còn lại, mỗi năm tăng thêm 80 triệu người (gần bằng dân số Việt Nam). Các số liệu của Liên Hiệp quốc cho biết, 50 năm tới, dân số trái đất sẽ đông thêm tới 3,3 tỉ người (!). Trong khi đó, sản lượng đánh bắt cá tính theo đầu người của thế giới giảm liên tục kể từ 1968, sản lượng ngũ cốc theo đầu người nhiều năm đang giảm sút, bất chấp năng suất (nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại) tăng. Khủng khiếp hơn cả, là dự báo tới năm 2050, (khi thế giới đã có tới hơn 10 tỉ người cư trú), “trữ lượng nước ngọt tính theo đầu người chỉ bằng ¼ so với năm 1950”.

Trong khoảng 30 nước mà Malthus “không đúng”, có nhiều nước thuộc Liên Xô cũ. Hẳn 6X ở đó cũng bị ám ảnh bởi “nạn nhân mãn”, nhưng tới mức không muốn sinh nở, trước khi chắc chắn được rằng con cái ra đời sẽ được đảm bảo các chuẩn mực về chất lượng cuộc sống chí ít không tệ hơn cha mẹ chúng sinh ra ở đất nước Xô viết.

Ở không gian Xô viết cũ, xuất hiện những bài viết dịu hơn về Malthus, thậm chí gần như đề cao (bài viết S quay li ca ngài Malthus kh kính(2) trên tạp chí Vesnik, No 9, 2004, của Viện hàn lâm khoa học Nga).

Nơi Malthus không sai…

Các nguồn khác cho hay: hiện mỗi đêm có khoảng 1 tỉ người đi ngủ mà bụng trống rỗng (biểu hiện của nạn đói mà Malthus đã cảnh báo); mỗi ngày có tới hàng trăm ngàn người chết đói(3).


Malthus “tái thế”

Samuel Popkin, đọc hàng trăm công trình để viết cuốn Người nông dâđiđộ: Kinh tế chính tr trong xã hi nông thôn Vit Nam/The Rational Peasant: The Political Economy of Rural Society in Vietnam). Sách như bức tranh toàn cảnh về phương thức sản xuất Á tế Á (được các thày cô của 6X giải thích nôm na: con trâu đi trước, cái cày theo sau) ở nơi “đất chật người đông”, tài nguyên và học vấn và năng suất lao động đều hạn chế, kiểu đồng bằng Bắc bộ tới giữa thế kỷ XX.

Có thể tham khảo Báo cáo du chân sinh thátheo quc gia phát hành 2012 (“National Footprint Accounts 2011” edition 1.0, May 7 2012), về năng lực sinh thái (biocapacity). Trong nhóm các nước thứ ba đông dân, Trung Quốc (dân số 1358,8 triệu), tài nguyên thiên nhiên quốc gia chỉ đủ nuôi 452, 2 triệu dân; Nigeria, tương ứng là (150,7 triệu) - 78,2 triệu người; Tanzania (42,3) - 19,5; Việt Nam (dân số 86,0 triệu) tài nguyên chỉ đủ cho 36.0 triệu người…

Điếc, không sợ “bom” dân số?

Peter Ogunjuyigbe là một nhà nhân khẩu học ở Nigeria, nơi mà các bà mẹ (giống như ở Việt Nam thời trước, theo lưu trữ của Pháp) thường tự hào là mình có nhiều con, cho dù “nheo nhóc”. Ogunjuyigbe, trên báo The New York Times tháng 4/2012, cho rằng:

“Dân số là then chốt (key). Nếu ta không quan tâm đến dân số, thì trường học không thể kham nổi, bệnh viện không kham nổi, rồi nơi ăn chốn ở cũng khan hiếm, và ta không có bất cứ thứ gì để kiến tạo một nền kinh tế phát triển”.

Vậy, quá tải dân số dẫn đến quá tải trong khâu cung cho nhu cầu về học tập, an sinh của cộng đồng. Trong công trình đầu, 1798, Malthus cho rằng các cố gắng cải thiện cuộc sống (về lượng) cho tầng lớp dưới như tăng thu nhập cho họ, hay tăng sản lượng nông nghiệp rồi sẽ hỏng ăn, vì tầng lớp dưới nhờ thế mà sẽ đẻ nhiều thêm…

Nhưng công trình phân tích về sau của ông (năm 1803, sau khi đã đi thăm các nước châu Âu để tìm thêm thực tiễn cho dự báo về “bùng nổ dân số” của mình), Malthus đã đến những bến bờ nhân văn hơn. Ông cho rằng cần phải nâng mức sống (về chất) của giai tầng thấp hơn, lên tới mức của tầng lớp trung gian nhờ hệ thống tuyển cử thống nhất toàn quốc; nhờ tài trợ của Nhà nước cho giáo dục; nhờ thiết lập thị trường tự do sức lao động… Ông cho rằng (nhờ văn hóa, giáo dục), sẽ tạo cho tầng lớp dưới khả năng cảm nhận chất lượng sống trung lưu, khiến lớp trẻ nỗ lực hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn của cuộc sống, trước khi lập gia đình và sinh con đẻ cái. Nguyện vọng này của Malthus hẳn đã thể hiện như một diện mạo riêng của các nước phát triển, và cả của các nước Đông Âu đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế: lập gia đình muộn, sinh ít con, các chế độ bảo hiểm xã hội có hiệu lực, và chất lượng đảm bảo sức khỏe cộng đồng cao… Cùng với nỗi lo: dòng di trú bất hợp pháp từ các châu lục “đen” và “vàng”, ẩn hiện nạn buôn nô lệ đời mới (trafficking).

Các nguồn cho hay sinh thời Malthus là một người lạc quan, chủ gia đình hạnh phúc, và không hề “diều hâu” về chính trị. Vậy ông, nhất là về sau, hẳn đã muốn dự báo u ám của mình (thảm họa Malthus/Malthusian catastrophe) sẽ được người đời tính đến để nó không thành hiện thực. Hơn hai thế kỷ đã qua, các biện pháp chấn hưng giáo dục, cải cách thể chế, tạo cạnh tranh lành mạnh về năng lực công tác… của Malthus vẫn thời sự, nếu muốn “quan tâm đến dân số”, theo Peter Ogunjuyigbe đề cập ở trên.

Mỗi năm tiếp cận không gian bệnh viện hay trường học, lại thấy chúng ngày một quá tải hơn, “hàm số” của tiêu cực ngày càng nhiều biến số hơn, “phi tuyến” hơn. Các cải cách giáo dục và y tế sẽ khó thành, nếu không kìm được mức tăng dân số.


Ở thế kỷ 19, chưa nhận thấy vai trò tích cực của công nghệ đối với tăng dân số, Malthus càng không thể dự báo được mặt tiêu cực của nó. Ở các đô thị, nơi nhu cầu thực phẩm vượt lên “cung”, hình thành các “chân hàng ma”: công nghệ cao bị dùng để tạo nên thực phẩm giả, nhiều thức ăn “trẻ mãi không già”.

Nhưng trên các tạp chí về môi trường sinh thái, tên tuổi của “thánh” Malthus gần đây ngày một được nhắc tới nhiều hơn.

Dưới đầu đề “Học thuyết Malthus vô địch muôn năm”, Tạp chí Eco Alternative của Nga năm 2012(4) cho rằng trong suốt thế kỷ 20, người ta đã cố tình làm ngược lại những cảnh báo của Malthus. Eco Alternative cho rằng đề cao những khẩu hiệu đạo đức giả để che đậy những mục tiêu “xôi thịt”, không chịu kiểm soát ngặt nghèo mức tăng dân số toàn cầu, nhiều khi chỉ do các ý tưởng nhân đạo hoặc tôn giáo, đang làm nổi cộm lên xu thế lao vào “lò mổ thế giới” (мировая бойня) để giành giật tài nguyên, khoáng sản, nước, và lương thực hôm nay.

Hai thế kỷ sau Malthus, trên nền thuyết “nhân mãn”, cũng chính các nhà cách mạng xanh, cùng giới học giả đưa ra các khái niệm như, “con nợ sinh thái” (ecological debt)4 để chỉ các nước có số dân vượt quá khả năng mà các nguồn tài nguyên nước mình có thể “nuôi” được, mà đứng đầu bảng là Trung Quốc - nước đông dân nhất thế giới. Trung Quốc đồng thời còn là nước có tham vọng đạt tăng trưởng cao bằng mọi giá, trong thời gian dài để đạt mộng siêu cường số 1, làm phát sinh khái niệm “thủ phạm chính làm bẩn hành tinh” (главный загрязнитель планеты), nguồn gây bất ổn (China’s growth at any cost the cause of instability) về xã hội và môi trường…

Cơn khát nguyên - nhiên liệu, bệnh vĩ cuồng, và cả nguy cơ “can thiệp cứng” (theo cách gọi của Malthus) của láng giềng Phương Bắc đang trực tiếp đe dọa an ninh, chủ quyền, và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Đang tái hiện kỷ nguyên Malthus (dư thừa nhân khẩu dẫn đến nạn đói và chiến tranh) khiến Malthus đã tìm các dạng can thiệp khác để điều tiết nhân khẩu. Trong hình bóng dàn khoan Trung Quốc, và dã tâm diệt tàu đánh cá Việt Nam, đang dần hiện rõ cuộc chiến tranh kiểu Trung cổ, tranh cướp các tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của nước khác, đồng thời cả tiêu diệt dân lành của nước đó.

L.Đ.H  
(SDB14/09-14)

----------------------
1. 200 Years Since Malthus and We Still Haven’t Proved Him  Wrong .
2. ВОЗВРАЩЕНИЕ ПРЕПОДОБНОГО ТОМАСА МАЛЬТУСА.
3. Reinventing Malthus for the 21st Century. Celebrating the Bicentennial of Malthus’ Original Population Essay.
4. http://bioalternative.wordpress.com/2012/08/31/1939/ 

Buổi sáng êm ả giữa mùa thu ở Phố nhà (Mississauga Valley Blvd., Mississauga, Ont.)

 







Sách, giáo dục và người

Sách, giáo dục và người
Thứ bảy, 17/10/2020

Đặng Hùng Võ
Chuyên gia Quản lý tài nguyên


Trích:

Tôi được học Tam tự kinh, Quốc văn giáo khoa thư và phổ thông hệ mười năm sau ngày hoà bình lập lại.

Ký ức trang sách ở tuổi thơ còn như tờ giấy trắng vẹn nguyên. Ngày học vỡ lòng, ông nội đã dạy tôi bằng Tam tự kinh để thuộc lòng "nhân chi sơ, tính bản thiện". Đến tuổi đi học ở trường, tôi đã học lớp năm, lớp tư thời Pháp chiếm đóng (tức lớp một, lớp hai bây giờ) tại Hải Phòng. Tôi vẫn nhớ thầy tôi đã ngoài 50, mặc áo the, dạy dỗ từng tý một theo cuốn Quốc văn giáo khoa thư do học giả Trần Trọng Kim chủ biên.


Bài của tác giả Đặng Hùng Võ trên VnExpress rất nên tham khảo. Quý bạn nhấn vào hàng tiêu đề để đọc toàn văn trên VnExpress.